Facebook Ads và Google Ads: Cái nào tốt hơn?

Google Ads và Facebook Ads là 2 hình thức quảng cáo đang được săn đón trong giới truyền thông. Tuy nhiên, có một số sự khác biệt giữa Google Ads và Facebook Ads, và cũng có vài cách để đánh giá ngân sách của bạn nên được đầu tư vào đâu giữa 2 nền tảng quảng cáo ấy. Dưới đây là một số thông tin có ích cho bạn khi bạn đang đứng giữa sự lựa chọn trên.

Google Search hay Facebook Ads?

Đó là một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các doanh nghiệp đặt ra trước khi bắt đầu triển khai những chiến dịch quảng cáo của họ. Một phiên bản khác của câu hỏi đó là: Cái nào tốt hơn giữa Facebook Ads và Google Ads? Sự thật là, không có câu trả lời chính xác nào khi so sánh cả hai vì mỗi cái đều có sự khác biệt của riêng mình. 

Các câu hỏi hay hơn là:

  • Cái nào phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp hơn?
  • Cái nào phù hợp hơn với bối cảnh sản phẩm mà doanh nghiệp muốn quảng cáo?
  • Bạn đang nhắm mục tiêu đến những trải nghiệm nào cho người mua?

Nói một cách đơn giản, phần lớn người chạy quảng cáo đều muốn sử dụng các nền tảng quảng cáo tốt nhất nhằm mang lại lợi nhuận cao, bên cạnh đó những hoạt động của cả hai nền tảng quảng cáo này đều đã được chứng minh là rất hiệu quả.

Khi bạn phải lựa chọn một trong hai kênh quảng cáo, Facebook Ads và Google Ads. Đầu tiên hãy đánh giá dựa trên tình hình của bạn.

Ngân sách Quảng cáo & Chi phí Chuyển đổi

Trước khi bạn chi tiêu bất kỳ khoản tiền nào, hãy tìm hiểu rõ ràng về các con số của bạn. Hiểu những gì bạn có thể chi trả để có được khách hàng. Nếu không nắm rõ điều này, bạn sẽ tốn rất nhiều tiền vào bất kỳ nền tảng nào mà không có định hướng.

Nếu bạn có đủ khả năng chi 20 đô la để có được khách hàng, nhưng bạn đang chi 10 đô la để có ai đó truy cập vào trang web của mình, điều đó có nghĩa là bạn phải chuyển đổi một nửa số lượt truy cập chỉ để hòa vốn!

Bài toán có vẻ không được ổn cho lắm. Hãy xem xét toàn bộ ngân sách của bạn và làm việc mang lại hiệu quả nhất: tối đa hóa việc retargeting của bạn trước tiên, sau đó chuyển số tiền còn lại vào cao hơn trong kênh. Điều này đảm bảo bạn nhận được lợi nhuận tốt nhất có thể, sau đó tái đầu tư thêm vào trải nghiệm của khách hàng.

Thị trường và sự cạnh tranh

Trước tiên, hãy xem xét thị trường của bạn và nghiên cứu chi phí với Google’s keyword planner.

Facebook-ads-vs-google-ads

Có một số ngành nhất định có chi phí cực kỳ đắt đỏ dành cho mỗi lần nhấp chuột hay ngân sách quảng cáo. Ví dụ, các từ khóa liên quan đến luật được đánh giá khá là đắt.

Nếu bạn đang tìm kiếm trong phạm vi đó và ngân sách của bạn không đủ lớn, bạn có thể phải xem xét lại. Giả sử bạn có ngân sách 500 $ / ngày, nhưng CPC trung bình của bạn là 200 $. Bạn sẽ chỉ có thể đủ khả năng chi trả 2-3 lần nhấp chuột mỗi ngày! Bạn sẽ muốn có hàng trăm (hoặc hy vọng hàng nghìn) lần hiển thị để tìm hiểu những từ khóa, quảng cáo hay những trang đích đang hoạt động cho bạn. Nó sẽ mất rất nhiều thời gian để đạt được điều đó khi bạn có một ngân sách quá nhỏ so với một cú nhấp chuột đắt tiền. 

Mặc dù điều này không có nghĩa là bạn không thể sử dụng Google Ads, nhưng bạn có thể lựa chọn Facebook Ads là một giải pháp thay thế hợp lý hơn.  Một giải pháp thay thế cũng cần xem xét là chỉ hiển thị quảng cáo cho những người dùng đã truy cập vào trang web của bạn bằng cách sử dụng tính năng RLSA trong Google Ads. Điều này có thể bị giới hạn, nhưng nếu bạn có thể, điều này vẫn cho phép bạn hiển thị cho những khách hàng tiềm năng hấp dẫn nhất của mình khi họ tìm kiếm.

Xác định mục tiêu của bạn

Sau khi bạn đã xác định được ngân sách có thể chi trả và xem xét thị trường cũng như sự cạnh tranh, thì bạn nên xem xét những gì đạt được từ chiến dịch marketing này..

Nếu mục tiêu của bạn là tăng nhận thức về thương hiệu hoặc tạo ra nhu cầu, thì quảng cáo trên Facebook có thể tiết kiệm hơn cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm cách tạo ra doanh số hoặc khách hàng tiềm năng (tức là nắm bắt nhu cầu), vậy thì Google Ads có thể là lựa chọn tốt hơn cho doanh nghiệp của bạn. Trong trường hợp đó, người dùng đang tìm kiếm những gì doanh nghiệp của bạn đang bán. Vì vậy, bạn sẽ nhắm mục tiêu vào những người có ý định mua hàng với mục đích mua hàng của họ thường sẽ cao hơn nhiều

Nhưng bạn sẽ cần phải xem xét tổng thể chi phí quảng cáo trên Google và Facebook. Trong nhiều trường hợp, giá mỗi chuyển đổi (tức là giá mỗi khách hàng tiềm năng) có thể thấp hơn Facebook Ads.

Điều quan trọng là chất lượng và chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng tiêu chuẩn là bao nhiêu. Nó có thể cao gấp đôi trên Google Ads, nhưng liệu nó có chuyển đổi với tỷ lệ cao hơn không? Hãy chắc chắn phép tính của bạn đi đến mục tiêu cuối cùng là để tạo ra nhiều lợi nhuận với chi phí thấp.

Các giai đoạn trong hành trình trải nghiệm của khách hàng

Hiểu rõ vị trí của khách hàng trong hành trình mua hàng sẽ giúp bạn quyết định kênh quảng cáo nào là tối ưu. Điều này có nghĩa là cả hai nền tảng đều rất phù hợp, nhưng ở những thời điểm khác nhau. 

Nếu bạn đang tìm cách thu hút người dùng ngay tại thời điểm tìm mua sản phẩm hoặc dịch vụ, thì Google Ads sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn. 

Tuy nhiên, nếu bạn đang cố gắng thu hút khách hàng ấn tượng về sản phẩm của mình, thì Facebook Ads có thể giúp bạn nhắm mục tiêu những người có nhu cầu hiện tại hoặc chưa biết về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Đây là cách cả hai kênh có thể bổ sung và thúc đẩy sự phát triển cho chiến lược digital marketing của doanh nghiệp bạn.

Sản phẩm/Dịch vụ  & tổng quan về số lượt từ khóa được tìm kiếm

Đây thường là một bắt đầu tốt trong hành trình tìm kiếm khách hàng, nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa cân nhắc kỹ. Nếu doanh nghiệp của bạn có một sản phẩm hoặc dịch vụ mới và có lượng tìm kiếm ít, thì Google Search Ads sẽ không phù hợp với bạn.

Lấy Uber làm ví dụ. Vài năm trước, thuật ngữ “kinh tế chia sẻ” chưa thật sự rõ ràng và hầu như không ai hiểu rõ nó. Nếu như bạn tìm kiếm trên Google Search những từ như “Uber”, “Grab” hay “Lái xe chia sẻ” sẽ không có kết quả nào rõ ràng vì mọi người vẫn chưa thực sự tìm kiếm chúng..

Trước khi bạn loại trừ Google Ads trong trường hợp này, hãy xem xét các điểm khó khăn mà sản phẩm của bạn đề cập đến. Có thể có một loạt các từ khóa mô tả những gì và cách sản phẩm của bạn giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Tile được mô tả là  “Thiết bị theo dõi Bluetooth”, nhưng là một trong những thiết bị đầu tiên thuộc loại này. Chưa có ai tìm kiếm từ khóa “Thiết bị theo dõi bluetooth”. Tuy nhiên, người dùng lại đang tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề như “tìm ví của bạn”, “tìm chìa khóa của bạn” hoặc “tìm điện thoại của bạn”.

Facebook-ads-vs-google-ads

Những cụm từ này đi thẳng trực tiếp vào vấn đề, và chỉ dẫn mọi người giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, những từ khóa này sẽ có khả năng tạo ra được nhiều truy cập hơn là bám vào tên của sản phẩm. 

Nếu bạn có một sản phẩm giống Uber đang giải quyết một vấn đề mà đa phần mọi người chưa biết đến, thì Quảng cáo Facebook là một nơi tuyệt vời để bắt đầu. Thay vì nhắm mục tiêu theo mục đích của người dùng, bạn có thể làm như vậy theo nhân khẩu học và sở thích, giới thiệu ưu đãi của bạn cho đối tượng mong muốn

Sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan với nhân khẩu học

Điều này dẫn đến tình huống tiếp theo: nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn tương quan chặt chẽ dựa trên các hoạt động cụ thể trong cuộc sống, dựa trên đối tượng, thì Facebook rất có thể là lựa chọn tối ưu cho bạn. Facebook Ads có khả năng target mục tiêu mạnh mẽ, chẳng hạn như có thể target mục tiêu dựa trên các sự kiện trong cuộc sống.

Mặc dù Google cung cấp cho bạn khả năng target mục tiêu các sự kiện trong đời, bạn vẫn chỉ đang nhắm mục tiêu dựa trên những người đang tìm kiếm các cụm từ đó. Như chúng tôi đã lưu ý ở trên, nếu nó không phải là thứ được tìm kiếm rộng rãi, thì nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học sẽ không giúp bạn trong Google Ads.

Tuy nhiên, trong Facebook, đó là cơ chế target mục tiêu chính, cho phép bạn tiếp cận nhiều người hơn trong các tình huống cuộc sống nhất định:

Facebook-ads-vs-google-ads

Nhận diện thương hiệu

Điều này gần như không quan trọng bằng một số yếu tố khác, nhưng nó cũng rất đáng chú ý và khá liên quan đến điểm trên. Nếu bạn là một công ty mới, rất có thể bạn sẽ kém thành công hơn trong việc tìm kiếm khách hàng so với một công ty lâu đời trong thị trường của bạn, ngay cả khi bạn đã nỗ lực xây dựng nhận thức về thương hiệu.

Trong trường hợp này, đối thủ cạnh tranh của bạn có sẵn sự nhận diện thương hiệu và những khách hàng trung thành.

Khi khách hàng nhìn thấy quảng cáo của một doanh nghiệp mới (công ty bạn) và một doanh nghiệp đã biết trước (đối thủ cạnh tranh), rất có thể họ sẽ quan tâm quảng cáo của đối thủ cạnh tranh hơn

Hãy đảm bảo rằng bạn cân nhắc vị trí của công ty mình trên thị trường. Bạn có thể bắt đầu xây dựng danh tiếng và thương hiệu của mình thông qua quảng cáo Facebook và các kênh mạng xã hội khác, trước khi chuyển sang Google Ads để tăng cơ hội thành công.

Kết luận

Như bạn có thể thấy, không có câu trả lời chung cho tất cả hay một hướng dẫn đầy đủ về việc bạn có nên sử dụng Google Ads hay so với Facebook Ads hay không. Có thể bạn cần suy nghĩ lại và xem xét những điều sau:

  • Xác định ngân sách của bạn.
  • Xem xét thị trường của bạn và liệu đó có phải một ngành nhiều người biết đến hay không.
  • Thực hiện nghiên cứu từ khóa để xem phạm vi CPC trong Google Ads.
  • Đánh giá ngân sách của bạn sẽ trụ được trong bao lâu với các tình huống khác nhau.
  • Thử nghiệm, thử nghiệm và thử nghiệm thêm một số nữa để tìm ra sự kết hợp phù hợp!

Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích đừng quên chia sẻ cho mọi người.

Đừng bỏ qua dịch vụ SEO tốt nhấtbài viết hữu ích về SEO của chúng tối.

Có thể bạn quan tâm:

Thời Điểm Tốt Nhất Đăng Bài Lên Mạng Xã Hội

Quảng cáo google và 6 loại quảng cáo Google hiện nay