Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm không phải là một công việc dễ dàng. Bạn có thể dựa vào các đánh giá để nhận biết công việc SEO của bạn đã thành công chưa hay đã mang lại kết quả như mong đợi của bạn? Các đánh giá đó chắc chắn chưa đủ với công việc SEO của bạn. Do đó bài viết này sẽ giới thiệu 8 chỉ số SEO quan trọng cần phải biết cho công việc SEO. Các chỉ số đáng tin cậy này giúp đo lường hiệu quả của SEO cũng như tìm ra chiến lược SEO phù hợp cho website của bạn.
1, Organic traffic
Organic traffic được hiểu là hoạt động của người dùng truy cập vào website của bạn thông qua danh mục của trang kết quả công cụ tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như Google. Organic traffic có thể được hiểu đơn giản như hoạt động truy cập miễn phí và không bao gồm các truy cập từ hình thức quảng cáo có trả phí của công cụ tìm kiếm.
Để kiểm tra Organic traffic thì một trong những công cụ hiệu quả nhất đó chính là Google Analytics. Công cụ này của Google giúp đánh giá organic traffic theo từng khoảng thời gian cụ thể trước đây để thấy được sự thay đổi của lưu lượng truy cập một cách rõ ràng.
Để kiểm tra Organic traffic tại Google Analytics bạn cần:
- Đăng nhập vào Google Analytics và nhấp vào Acquisitions > All traffic > Channels.
- Thiết lập phạm vi thời gian mục tiêu, có thể 1 tháng trước nhưng lí tưởng nhất cho kênh của bạn là 1 năm.
- Kiểm tra Compare to previous period / last year để tạo một tiêu chuẩn
Mẹo dành cho bạn: Luôn nhớ rằng nếu trang web bạn phát triển lớn hơn, bạn sẽ có khả năng thấy các biến động của organic traffic có ý nghĩa hơn. Đó là lúc mà bạn cần phải tập trung vào những phần nhỏ hơn trong website của bạn như blog, danh mục, sản phẩm,…Xem xét và kiểm tra các phần nhỏ đó một cách riêng rẽ giúp bạn kiểm tra hiệu suất tìm kiếm một cách dễ dàng hơn với các tùy chỉnh và bộ lọc của Google Analytics.
Có thể bạn quan tâm: 100+ công cụ SEO miễn phí mà bạn cần phải biết
2, Keyword ranking – Thứ hạng từ khóa
Thứ hạng từ khóa là vị trí mà trang web của bạn có trên trang kết quả công cụ tìm kiếm cho một truy vấn cụ thể. Thứ hạng càng cao thì Google cho rằng trang bạn đáng tin cậy, cung cấp những thông tin giá trị và do đó sẽ có nhiều người dùng truy cập hơn. Thứ hạng từ khóa là cái bạn cần phải chú ý theo dõi thường xuyên vì sự thay đổi nhỏ của nó cũng ảnh hưởng đến thứ hạng của các trang web. Việc theo dõi thường xuyên để phát hiện ra những thay đổi và phản ứng kịp thời là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công SEO cho website của bạn.
Rank Tracker là một công cụ hữu ích giúp bạn kiểm tra thứ hạng từ khóa.
Để kiểm tra thứ hạng từ khóa trên Rank Tracker bạn cần:
- Đăng nhập vào Rank Tracker và vào Target Keywords > Rank Tracking.
- Chỉnh sửa thêm các cột khác nhau cho thấy sự thay đổi của thứ hạng từ khóa giữa lần kiểm tra cuối và hiện tại.
- Thêm các từ khóa mà bạn muốn kiểm tra. Nếu bạn không chắc chắn với từ khóa mục tiêu, hãy chuyển đến Keyword Research và tìm những từ khóa mà bạn đã xếp hạng rồi cũng như những từ khóa mà bạn có thể muốn xếp hạng trong tương lai.
- Kiểm tra lại một tuần 1 lần để nhìn thấy bất kỳ thay đổi trong thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm. Bạn có thể sử dụng Progress graph để kiểm tra sự thay đổi thứ hạng theo thời gian.
Mẹo dành cho bạn: Có sự khác nhau quan trọng giữa Google Dance và việc bị giảm thứ hạng. Google dance là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng website đang có thứ hạng cao thì lại bị giảm thứ hạng một cách nhanh chóng và sau vài ngày thì thứ hạng này sẽ trở lại hoặc biến mất khỏi trang kết quả. Nếu bạn thấy một sự thay đổi thứ hạng nhanh chóng thì hãy chờ khoảng 1 tuần xem nó chỉ là một sự cố nhỏ hay sao. Nếu vấn đề vẫn không được giải quyết thì bạn nên kiểm tra trang của bạn kĩ hơn và đưa ra ý tưởng tối ưu hóa phù hợp.
Có thể bạn quan tâm: Những công cụ SEO miễn phí và tốt nhất cho bạn
3, Điểm chuẩn CTR
CTR là Click through rate được hiểu là tỷ lệ nhấp chuột. Chỉ số này dựa trên số lần xuất hiện của trang web trên SERP và số lần người dùng nhấp vào hiển thị đó. Có thể hiểu là tỷ lệ thành công của trang khi người dùng tìm kiếm một truy vấn liên quan. Bạn có thể so sánh CTR với tiêu chuẩn ngành và tìm xem trang nào trong website của bạn hoạt động kém hiệu quả hơn so với đối thủ.
Để kiểm tra điểm chuẩn CTR bạn có thể sử dụng Google Search Console bằng cách:
- Đăng nhập vào Google Search Console và vào Search Results > Performance. Kích hoạt Average CTR và Average position, bỏ kích hoạt hai vị trí còn lại như hình sau
- Sử dụng bộ lọc để xem truy vấn cho vị trí xếp hạng từ 1 đến 10, sắp xếp theo danh sách vị trí.
- Cuộn đến danh sách và kiểm tra xem có trang nào trong website của chỉ số CTR thấp hơn trung bình ngành.
Mẹo dành cho bạn: Một khi bạn xác định được trang có chỉ số CTR thấp hơn trung bình, hãy ghé qua SERP và điều tra xem đâu là nguyên nhân. Đôi khi đó có thể là vì có quá nhiều quảng cáo hay các bảng kiến thức đánh cắp lần nhấp của bạn (đây là trường hợp bạn không thể làm gì cả). Hoặc cũng có thể bởi vì mô tả meta của bạn không đủ hấp dẫn và bạn cần phải tối ưu tiêu đề và mô tả lại để nâng cao chỉ số CTR.
4, Hành vi của người dùng
Tỷ lệ thoát, độ sâu phiên và thời hạn phiên là các chỉ số hành vi hay chỉ số tương tác của người dùng. Có sự tranh luận về chỉ số hành vi có phải là nhân tố xếp hạng hay không nhưng điều đó không quan trọng. Vì cho dù thế nào đi nữa thì chỉ số hành vi vẫn quan trọng cho việc tối ưu trang cũng như SEO, bạn cần phải làm tốt chúng để đem lại lợi thế cho bạn.
Để kiểm tra các chỉ số này bạn có thể sử dụng Google Analytics bằng cách:
- Đăng nhập vào Google Analytics và vào Acquisitions > All Traffic > Channels > Organic search. Bạn sẽ nhìn thấy ba chỉ số hành vi trên tab Behavior.
- Lựa chọn Landing Page như thước đo ban đầu để xem chỉ số trang, nhìn vào các trang nổi bật như có hiệu suất kém. Không có điểm chuẩn nghiêm ngặt cho các chỉ số hành vi như các trang khác được thiết kế mức độ khác nhau của tương tác. Nhìn chung, bạn nên đánh giá các trang tương tự trên website của bạn với nhau.
Như ví dụ trên, thêm bộ lọc cho trang blog và sắp xếp bảng để cho thấy trang phổ biến nhất đầu tiên. Ngay lập tức bạn có thể thấy được trang thứ tư có sự tương tác ít so với những trang còn lại. Việc tương tác ít có thể vì lý do bài viết đó không bao gồm liên kết nội bộ nên người dùng có xu hướng bỏ qua việc khám phá các phần khác của website.
Mẹo dành cho bạn: Nếu bạn tìm thấy những trang có hiệu suất kém, nguyên nhân của các trang đó có thể là
- Sự không liên quan giữa cái mà được nhắc đến trong mô tả meta và nội dung thực sự của trang web đó. Trong trường hợp này, người dùng sẽ ghé qua trang của bạn với trải nghiệm tệ và rời đi ngay lập tức họ nhận ra.
- Sự nghèo nàn các liên kết nội bộ. Bạn có thể bỏ lỡ cơ hội sử dụng trang web của bạn như phễu bán hàng và trở thành ngõ cụt, cái mà người dùng không có lựa chọn nào ngoài rời đi. Do đó hãy thêm các liên kết nội bộ đến các trang trong website của bạn để tăng trải nghiệm cũng như sự quan tâm của người dùng.
- Nội dung quá nghèo nào hay không được đánh giá cao và thiếu hấp dẫn. Trong trường hợp này bạn nên xóa các nội dung đó hay chỉnh sửa và viết lại để có nội dung thu hút hơn,
5, Conversion rate – Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi là hành động được hoàn thành bởi người dùng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn. Nó có thể là 1 lượt đăng ký, tải xuống, mua hàng hay bất cứ hành động nào mà người dùng thực hiện trên website của bạn. Tỷ lệ chuyển đổi là một phần của những hành động đó so với tổng lượt truy cập trang.
Tỷ lệ chuyển đổi là chỉ số rất hữu dụng. Một mặt bạn có thể sử dụng để đánh giá và tối ưu thiết kế của phễu bán hàng. Mặt khác, bạn có thể sử dụng để đánh giá chất lượng organic traffic để nhìn thấy được liệu nỗ lực SEO của bạn có thu hút được khách hàng liên quan, người mà thật sự quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Để kiểm tra tỷ lệ chuyển đổi bạn cần:
- Đăng nhập vào Google Analytics và điều hướng đến Acquisitions > Overview > Organic Search.
- Chọn All Goals hay mục tiêu cụ thể trên menu thả xuống của Conversions.
- Chọn Landing Page như đo lường đầu tiên
Mẹo dành cho bạn: Có vô số cách để kiểm tra tỷ lệ chuyển đổi. Trong đó việc lọc các trang bằng loại, bài đăng và so sánh với tỷ lệ chuyển đổi với trang tương tự thường được ưu tiên hơn. Với cách này bạn có thể thấy chủ đề blog thực sự thúc đẩy giá trị cho trang web của bạn và trang nào chỉ để giải trí.
Có thể bạn quan tâm: 10 câu hỏi cần đặt ra khi định hướng nội dung để SEO
6, Lịch sử Backlink
Backlink là một nhân tố xếp hạng quan trọng và một hồ sơ backlink khỏe mạnh cho thấy tầm quan trọng của việc đạt được vị trí tìm kiếm tốt hơn. Đó là lý do tại sao bạn nên kiểm tra bất kỳ thay đổi nào của hồ sơ backlink. Việc giảm các liên kết tốt, đạt được liên kết xấu đều ảnh hưởng và làm giảm thứ hạng của trang web.
Để kiểm tra lịch sử backlink bạn có thể sử dụng SEO SpyGlass bằng cách:
- Đăng nhập SEO SpyGlass và vào Historical Data > Backlinks
- Chuyển giữa New Links và Lost Links để xem xét sự thay đổi hồ sơ backlink của bạn. Sử dụng Domain Rank và InLink Rank để tìm xem liệu các liên kết của bạn có đến từ trang và website có thẩm quyền.
Mẹo dành cho bạn: Điểm quan trọng của việc theo dõi hồ sơ backlink của bạn là bạn có thể kiểm soát các nguy hại một cách kịp thời. Nếu bạn bỏ lỡ một số liên kết chất lượng thì bạn có thể sớm liên hệ với quản trị web để có cơ hội khác tốt hơn khôi phục lại chúng. Tương tự nếu bạn có một số liên kết xấu thì bạn nên sớm từ chối chúng để giảm nguy cơ nhận án phạt từ Google.
Có thể bạn quan tâm: Lý do và cách khắc phục SEO trước khi xây dựng backlinks
7, Core Web Vitals
Core Web Vitals là thuật ngữ dùng để chỉ tập hợp các chỉ số thiết yếu được áp dụng cho các website bao gồm tốc độ tải trang, thời gian tương tác và tính ổn định của trang.
Đây là một thông số trải nghiệm và nhân tố xếp hạng tích cực.
Mặc dù có rất nhiều chỉ số kỹ thuật SEO khác nhưng Core Web Vitals dần trở thành tâm điểm của việc tối ưu hóa kỹ thuật cũng như đạt được rất nhiều tác động.
Để kiểm tra Core Web Vitals qua Google Search Console bạn cần:
- Đăng nhập vào Google Search Console và điều hướng đến Enhancement > Core Web Vitals
- Báo cáo kiểm tra vấn đề kỹ thuật qua thời gian, vì thế nó khá dễ dàng để tìm ra nếu website có thay đổi hay gây ra vấn đề. Nếu không, báo cáo sẽ có một danh sách tất cả vấn đề đã được phát hiện ở cuối trang.
8, SEO ROI
Cuối cùng như không kém phần quan trọng, SEO ROI là chỉ số cho biết bạn có thực sự hòa vốn với nỗ lực SEO của mình. Tính toán chỉ số ROI của SEO là một quá trình dài và khó khăn vì SEO là một quá trình đầu tư dài hạn. Mỗi sự tối ưu hóa mà bạn thực hiện, một phần nội dung mà bạn làm ra có tiềm năng đem lại lợi nhuận trong một vài năm tới.
Để kiểm tra chỉ số SEO ROI trong Google Analytics bạn cần:
- Đăng nhập vào Google Analytics và điều hướng đến Acquisitions > Overview > Organic Search.
- Vì SEO có tác động chậm trễ nên bạn có thể thiết lập khoảng thời gian ít nhất là 1 năm.
- Lựa chọn eCommerce ở menu thả xuống của Conversions. Đây là doanh thu hoàn toàn có nguồn gốc từ tìm kiếm không phải trả tiền.
- Vào Conversions > Multi-Channel Funnels > Assisted Conversions và lựa chọn Organic Search. Đây là doanh thu có sự hỗ trợ bởi tìm kiếm không phải trả phí – có nghĩa là người dùng ghé thăm trang của bạn từ trang kết quả công cụ tìm kiếm cũng như nguồn khác.
- Thêm vào tất cả chi phí SEO của năm trước, bao gồm số giờ mà bạn dành ra, chi phí phần mềm, chi phí công ty, bài đăng của khách trả tiền và bất cứ gì liên quan đến SEO.
- Lấy sự chênh lệch giữa doanh thu SEO hằng năm và chi phí SEO hằng năm và sau đó chia cho chi phí SEO hằng năm để ra chỉ số ROI của SEO.
Trên đây là 8 chỉ số SEO quan trọng mà bạn cần phải biết, được tổng hợp từ kinh nghiệm của eFox Solution và nhiều nguồn khác nhau với mong muốn đem đến cho bạn kiến thức hữu ích về SEO. Hi vọng rằng các chỉ số SEO này có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tối ưu website cũng như có thứ hạng cao hơn trên trang kết quả công cụ tìm kiếm.
Đừng quên chia sẻ bài viết hữu ích này cho mọi người nhé!
Đừng bỏ qua dịch vụ SEO tốt nhất cũng như những bài viết hữu ích về SEO của chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm: