Bạn đã sẵn sàng tìm hiểu những điều bí mật của SEO?
Thực ra thì tôi nói thế thôi, chứ SEO thực sự thì không có 1 bí mật nào cả.
SEO không phải là trình diễn ảo thuật hay là trò chơi về thuật toán google
Những gì bạn cần là thấu hiểu hành vi tìm kiếm của người dùng – khi nào họ tìm kiếm và tại sao họ muốn (cần) nó.
Bởi vì nó không có bí mật gì cũng chính vì lẽ đó mà việc làm SEO cũng trở nên khó khăn. Công việc SEO luôn xuyên suốt không ngừng.
Đâu là tiêu đề tìm kiếm?
3 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả SEO của bạn bao gồm:
- Technical(Kĩ thuật): Tất cả những gì liên quan tới kĩ thuật như là việc index website, tốc độ web, cấu trúc website, cấu trúc url và nhiều điều khác…
- On-page: Đây là phần nội dung – Nó bao gồm tất cả những gì mà người dùng có thể nhìn thấy trên website của bạn (văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc video) cũng như là những yếu tố mà công cụ tìm kiếm nhận biết được như: Thẻ HTML, Cấu trúc dữ liệu…
- Off-page: Đây là phần còn lại mà không phải trên website của bạn, như là độ uy tín của website, đánh giá, xây dựng liên kết, marketing qua mạng xã hội, và nội dung do người dùng tạo nên.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi phân tích 3 yếu tố quan trọng nhất để giúp bạn thành công với SEO:
- Tối ưu trải nghiệm tìm kiếm:
- Chiến lược nội dung:
- Tác động của tìm kiếm bằng giọng nói đối với SEO:
Nào bây giờ chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu các yếu tố kể trên.
1. Tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm
SEO được viết tắt từ Search Engine Optimization. Theo cách hiểu thông thường nhất đó là Tối ưu hóa (Optimization) trang web của bạn đối với những công cụ tìm kiếm(Search Engines).
Nhưng tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm(Search Experience Optimization) là một cách mới mẻ để hiểu về SEO.
Một số người còn nghĩ rằng SEO thực chất là Search Experience Optimization chứ không phải là Search Engines Optimization.
Tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm là tối ưu hóa tất cả những nơi mà thương hiệu và nội dung của bạn xuất hiện. Nó vượt xa cách hiểu thông thường là chỉ dành cho các công cụ tìm kiếm. Mặc dù mục đích tối ưu đó phần lớn đều đối với các công cụ tìm kiếm!
Chiến lược tìm kiếm yêu cầu chúng ta tạo nên những trải nghiệm thương hiệu, sử dụng những kết quả tìm kiếm để xây dựng mức độ phù hợp với thương hiệu.
93% trải nghiệm trực tuyến bắt đầu bằng công cụ tìm kiếm(theo một nghiên cứu của Forrester vào năm 2006). Điều đó có nghĩa là công cụ tìm kiếm là bảng đánh giá lớn nhất cho các thương hiệu.
Công cụ tìm kiếm đồng hành cùng chúng ta bất cứ nơi đâu. Google gọi những trải nghiệm tìm kiếm này là những khoảnh khắc. Với 4 điều sau:
- Tôi muốn biết
- Tôi muốn đi
- Tôi muốn làm
- Tôi muốn mua
Chiến lược SEO đương đại đòi hỏi chúng ta cần phải sáng tạo, sáng tạo và sáng tạo.
Xếp hạng dựa trên thiết bị: Dektop và Di động
Bạn hãy xem kết quả tìm kiếm dưới đây:
Bạn có thể thấy, trên điện thoại không thấy kết quả tìm kiếm tự nhiên.
Đối với trên Desktop chỉ có 1 kết quả tự nhiên duy nhất, và đó là Top 1.
Trên google, Ngoài tìm kiếm phải trả phí ra bạn còn đối mặt với những dạng hiển thị khác như Featured Snippet (Đoạn trích nổi bật), Top Stories, tùy thuộc vào câu tìm kiếm.
Thế cho nên bằng mọi cách bạn cần tối ưu hóa để cải thiện hiển thị thương hiệu của bạn. Đôi khi Top 1 Google với kết quả tìm kiếm tự nhiên cũng chưa được hiển thị lên đầu. Như bạn thấy, kết quả hiển thị quảng cáo trả phí, featured snippet, Google My Business (GMB) và top stories đã chiếm hết những kết quả đầu trang.
Nội Dung Mạng Xã Hội và Tin Tức
Nội dung tin tức (Google News) và nội dung mạng xã hội là phân vùng tuyệt vời mà nội dung của bạn được hiển thị khi tìm kiếm. Nhưng dạng tin tức và thông tin mạng xã hội tùy thuộc rất nhiều vào câu tìm kiếm (Độ hot của chủ đề, mức độ hiển thị của nội dung)
Để xếp hạng và xuất hiện trong khu vực này, bạn cần hiểu rõ về không gian hiển thị và cách google phản hồi câu tìm kiếm. Không phải mọi câu tìm kiếm đều hiển thị được ở dạng tin tức và mạng xã hội, do đó điều quan trọng là phải hiểu cách các từ khóa hiển thị và phản hồi lại khác nhau dựa trên mỗi câu tìm kiếm
Knowledge Panels (Bảng Thông Tin)
Google Knowledge Panels, được phát triển bởi nhóm Google Knowledge Graph, nó hiển thị những thông tin cơ bản của doanh nghiệp, bao gồm:
- Địa chỉ
- Số điện thoại
- Đánh giá
- Giờ làm việc
- Profile của những mạng xã hội khác
Đây là cách hữu hiệu để xây dựng hình ảnh thương hiệu của bạn. Người tìm kiếm.
Việc doanh nghiệp của bạn hiển thị Knowledge Panels là rất quan trọng. Chúng tôi sẽ đề cập và hướng dẫn làm thế nào để listing doanh nghiệp của bạn trên Knowledge Panels.
People Also Ask (Những câu hỏi khác mà người dùng cũng tìm kiếm)
People also ask là những câu hỏi mà người tìm kiếm cũng tìm kiếm từ khóa liên quan.
Bạn có thể sử dụng tính năng này phục vụ cho việc nghiên cứu từ khóa, nội dung của website và hướng tới câu hỏi mà mọi người quan tâm.
Áp dụng SEO trên những nền tảng khác
Ngoài việc tối ưu hóa đối với những công cụ tìm kiếm, Bạn có thể áp dụng những phương pháp SEO cho những nền tảng khác mà người dùng cũng tìm kiếm. Chẳng hạn như:
- Tối ưu hóa trên cửa hàng ứng dụng (Apple Store, Google Play)
- Tối ưu hóa video và kênh Youtube
- Tối ưu hóa Google My Business (GMB)
- Tối ưu hóa mạng xã hội
- Trên các website thứ 3 (Amazon, Yelp…)
Tất cả những nền tảng tìm kiếm này đều tương thích với các nguyên tắc của SEO và cho bạn cơ hội để củng cổ thêm việc xây dựng thương hiệu của mình.
Hơn thế nữa, khi bạn tối ưu hóa những trải nghiệm tìm kiếm khác, nội dung về thương hiệu của bạn cũng được đưa vào kết quả tìm kiếm truyền thống qua các công cụ tìm kiếm như Google, Bing…
Bạn nên làm gì ?
– Hiển thị thương hiệu của bạn càng nhiều càng tốt. Mọi lúc mọi nơi, bất cứ nơi đâu có thể.
– Tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm nhiều hơn thay vì chỉ quan tâm tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm
2. Tối ưu hóa nội dung cho mọi người
Đôi khi chúng ta mải mê tối ưu hóa website của chúng ta với công cụ tìm kiếm mà quên mất 1 điều quan trọng rằng, mục đích của việc tối ưu hóa công cụ tìm kieems cũng nhằm mục đích hướng tới người đọc. Tiếp cận được nhiều người hơn.
Nên thay vì chỉ tối ưu hóa đối với công cụ tìm kiếm, bạn cũng nên chú trọng tới việc tối ưu hóa nội dung cho mọi người, mọi đối tượng.
Tạo những nội dung chất lượng, không nhằm mục đích để thứ hạng website cao hơn. Nhưng chắc chắn 1 điều rằng sẽ xây dựng được niềm tin đối với người đọc.
Và từ những việc tối ưu nội dung như vậy, website của bạn mới có thể được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao được.
Nội dung, từ khóa và thuật toán tìm kiếm
Hàng năm, google thực hiện thay đổi “nhẹ” cỡ 1000 lần về cập nhật thuật toán tìm kiếm.
2 thuật toán chính và cũng là quan trọng nhất ảnh hưởng tới thứ hạng của website là về nội dung và từ khóa.
- Hummingbird: Cập nhật này cung cấp cho google về khả năng nhận biết và tìm hiểu các câu tìm kiếm, không chỉ đối với những từ khóa riêng lẻ.
Nó cũng giới thiệu khái niệm và nghĩa của các từ khóa liên quan xung quanh chủ đề chính.
Việc tối ưu hóa website của bạn, bài viết của bạn chỉ cho 1 từ khóa duy nhất xuyên xuốt bài viết đã là chiến thuật SEO cũ kĩ.
Thời điểm hiện tại, google đi theo hướng xây dựng mọi thứ liên quan tới CHỦ ĐỀ chứ không còn là một từ khóa cụ thể nữa. - RankBrain: Cập nhật này cung cấp cho google khả năng đọc hiểu các truy vấn tìm kiếm mà nó chưa từng xử lý trước đây và tạo ra các liên kết cần thiết.
Để có thể giải mãi ý nghĩa đầu đủ của truy vấn đó để cung cấp kết quả tới người tìm kiếm. Đây là 1 trong 3 yếu tố đánh giá xếp hạng hàng đầu cùng với nội dung và liên kết
Vậy làm thế nào để 2 thuật toán trên ảnh hưởng tới nội dung, website của bạn.
Bạn không muốn tập trung quá ít vào những từ khóa. Trong khi việc thứ hạng mới là quan trọng. Nhưng thực ra thì thứ hạng không phải là thứ duy nhất quan trọng.
Từ khóa có thể đánh lừa bạn. Từ khóa đôi khi có lượng tìm kiếm cao nhưng có thể thiếu tính giá trị và cụ thể.
Chúng ta cùng xem ví dụ về tìm kiếm từ khóa “email marketing”:
Thuật ngữ “email marketing” là khá chung chung. Điều đó lý giải tại sao Google hiển thị kết quả khá “mơ hồ”.
Bởi vì vậy, tùy từng lĩnh vực mà bạn nên nghiên cứu từ khóa. Thực sự hiểu người dùng họ tìm kiếm dựa trên từ khóa nào.
Tập trung vào nội dung
Nội dung đối với website/page mà nói thì quá là quan trọng rồi. Bởi thế nên nhiều người vẫn cứ nghe câu “Content is King”.
Nội dung không hay, đủ hấp dẫn thì chẳng có ai quan tâm để mà đọc cả.
Để nhấn mạnh tầm quan trọng của nội dung (và việc lựa chọn từ khóa là quan trọng như thế nào đối với hiệu quả của nội dung), hãy xem xét 1 vài điều dưới đây:
- 60% câu lệnh tìm kiếm là 4 từ trở lên
- Trung bình số từ trong 1 bài viết của vị trí top 1 google là 1.900 từ.
Và câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để chúng ta biết được mọi người muốn gì? Làm thế nào chúng ta biết mọi người tìm kiếm gì?
Cho mọi người nội dung mà họ muốn
Một số công cụ mà chúng ta có thể sử dụng ngay trong kết quả tìm kiếm của google về nội dung, đối tượng như:
- Autocomplete
- People Also Ask (Những câu hỏi khác mà người dùng cũng tìm kiếm)
- Câu tìm kiếm liên quan
Cùng xem ví dụ về từ khóa divorce in vietnam
Đó là tất cả những câu hỏi/tìm kiếm mà mọi người muốn hỏi khi tìm kiếm. Dữ liệu này là cơ hội để bạn bổ xung thêm nội dung cho website của mình.
Giải quyết được những vấn đề nhức nhối này và trả lời trực tiếp những câu hỏi mà người dùng quan tâm sẽ giúp bạn giảm thời gian của người dùng. Và hiểu được họ muốn điều gì.
Quan tâm hơn tới mạng xã hội
Các nền tảng mạng xã hội cung cấp cho bạn nhiều cơ hội để có thể tìm hiểu và lắng nghe người dùng.
Rất nhiều người sử dụng mạng xã hội là nơi để họ than phiền một vấn đề gì đó. Bạn nên sử dụng nó như là một thế mạnh của bạn.
Bạn nãy để ý tới các bình luận, xem chủ đề nào đang được mọi người quan tâm, bàn tán. Và đó chính là cơ hội để bạn sản xuất nội dung.
Nghiên cứu cạnh tranh
Điều này đã được tôi nhắc đến nhiều trong các bài viết trước như: Backlinks là gì? 10 cách xây dựng backlinks chất lượng hay bài viết Nghiên cứu từ khóa SEO và 13 sai lầm bạn nên tranh.
Điều này được hiểu đơn giản là bạn tìm hiểu về những đối thủ trực tiếp của mình. Về top 10 hiển thị tại từ khóa mà bạn đang muốn SEO.
Tìm hiểu xem bài họ viết ra sao, nội dung câu chữ như thế nào? Mức độ canh tranh ra sao…
Ưu tiên cho những thiết bị di động
Một nội dung tốt có thể được hiểu là tối ưu khả năng tiếp cận, bất kể thiết bị nào. Bạn phải làm cho người dùng trải nghiệm tốc độ load site nhanh nhất có thể của bạn.
Một trong những cách phổ biển mà mọi người hay sử dụng đối với các website sử dụng mã nguồn WordPress là AMP (Accelerated Mobile Pages) bạn có thể tham khảo plugin này tại website https://amp.dev/
Tốc độ load site ảnh hưởng rất nhiều tới công việc SEO chính vì vậy mà công việc của người làm SEO là luôn luôn kiểm tra và tối ưu nó.
Nếu bạn không chắc về tốc độ hay trải nghiệm di động cho website của bạn ra sao. Thì bạn nên kiểm tra chúng ngay. Có rất nhiều công cụ có thể làm việc này.
Và công cụ mà không 1 SEOer nào có thể bỏ lỡ đó là Google PageSpeed Insights.
Bạn chỉ cần truy cập: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/
Sau đó nhập url website của bạn và kiến hành kiểm tra. Rồi đợi Google trả về kết quả.
Ưu tiên index trên thiết bị di động
Google đã đề cập vấn đề này 1 vài năm trước đây nhưng tới thời điểm hiện tại thì điều đó mới được thực hiện. Về vấn đề index website ưu tiên đối với thiết bị di động trước.
Điều này có nghĩa là Google sẽ ưu tiên index trên bản mobile hơn là đối với desktop. Đồng nghĩa với việc thiết bị di động là vô cùng quan trọng với SEO.
Làm SEO như một phần cuộc sống của bạn
Bắt đầu từ công việc tối ưu hóa nội dung. Nó sẽ giúp bạn giảm tải được khá nhiều điều.
SEO là một hành trình chứ không phải là đích đến. Nó không bao giờ hoàn thành có nghĩa là bạn không ngững tối ưu hóa.
Bạn không cần phải có 1 website tốt nhất thế giới. Những bạn cần có website tối hơn đối thủ của bạn.
Những điều cơ bản mà bạn cần làm như:
- Tối ưu Tiêu đề và Meta descriptions
- Tối ưu đường dẫn (URL)
- Tối ưu các thẻ tiêu đề (H1, H2, H3, H4, H5, H6)
- Liên kết đến các nội dung cụ thể hơn trên website của bạn
- Tạo và tối hưu hóa nội dung liên quan tới chủ đề
- Tối ưu nội dung video (Nếu có trên website của bạn)
Bạn có thể nghĩ những điều trên là không quan trọng nhưng đó là sai lầm. Mọi thứ đều nên bắt đầu từ những điều nhỏ nhất.
Điều hướng những cấu trúc internal linking(liên kết nội bộ) hướng để chủ đề trong website của bạn. Để các công cụ tìm kiếm có thể hiểu được bài viết, website của bạn đang nói về vấn đề gì.
Một số lời khuyên:
– Chú ý hơn tới những từ khóa dài: Đừng giới hạn phạm vi từ khóa của bạn, đừng chú ý quá tới những từ khóa ngắn. Như tôi có đề cập ở trên hơn 60% từ khóa tìm kiếm có từ 4 từ trở lên.
– Lưu ý đến hành vi người dùng để tạo nội dung phù hợp: Bạn cần cập nhật và theo dõi liên tục hành vi cũng như những chủ đề mới. Từ đó tạo nội dung mà người dùng quan tâm.
– Tối ưu và tối ưu: SEO là công việc đòi hỏi thực hiện liên tục và tối ưu cả thiện liên tục.
3. Tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói
Bạn đã thử tìm kiếm bằng giọng nói thay vì ngồi gõ cạch cạch chưa? Riêng khoản này thì mình thấy nhất là mấy bác “Tài” hay tìm kiếm địa chỉ tên đường bằng giọng nói.
Chắc hẳn 1 vài năm trở về trước chúng ta còn xa lạ với tìm kiếm bằng giọng nói, nhưng mà hiện tại thì đã có và xuất hiện rồi.
Vậy thì bây giờ bạn cần chuẩn bị cho “món mới” trong thực đơn đi là vừa.
Vị trí số 0
Featured snippets(Đoạn trích nổi bật) đóng một vai trò quan trọng trong việc google cung cấp kết quả trả về cho tìm kiếm. Đây là sân chơi mới trong SEO.
Google featured snippets xuất hiện đầu tiên ngay trên cả những kết quả phải trả phí, top 1. Thì thay vào đó giờ nó là Top 0.
Điều này rất hữu ích và tạo nên độ tin tưởng cao đối với người sử dụng đối với website, doanh nghiệp của bạn. Google dựa vào nhiều căn cứ khác nhau để đánh giá và xếp hạng dựa theo Featured Snippets này.
Vị trí số 0 chủ yếu là để xếp hạng trả lời cho những câu hỏi mà người dùng tìm kiếm. Google cung cấp câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi đó thông qua featured snippets.
Tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói
Tìm kiếm bằng giọng nói có 1 kết quả. Vị trí số 0 là kết quả duy nhất được trả về cho bạn.
Để thành công điều quan trọng là bạn cần phải hiểu rõ:
- Xác định được những câu hỏi phổ biến và những câu tìm kiếm mà được người dùng quan tâm.
- Tạo nội dung trả lời trực tiếp câu hỏi đó.
Biến nội dung thành hành động và kĩ năng
Google có một vài loại nội dung được xuất bản và làm cho nó có thể tìm kiếm bằng giọng nói như:
- Tin Tức
- Công thức
- Dịch vụ dưa trên website
- Thông tin tìm kiếm
Tương lại của tìm kiếm bằng giọng nói
Cho đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa có nhiều thông tin cho tìm kiếm bằng giọng nói.
- Dữ liệu tìm kiếm bằng giọng nói vẫn chưa có sẵn: Google không hiển thị dữ liệu tìm kiếm bằng giọng nói giống với tìm kiếm trên desktop hay mobile trong Search Console
- Hành vi tìm kiếm đang thay đổi như thế nào?: Khi thiết bị di động đang trở nên phổ biến hơn, việc tìm kiếm những câu như “gần đây” đang chiếm một tỉ lệ nhất định.
Chúng ta biết những gì?
Chúng ta biết rằng tìm kiếm bằng giọng nói chiếm 10% lượng tìm kiếm. Và con số đps vẫn còn tăng lên. Chỉ ít năm trước, tìm kiếm bằng giọng nói vẫn còn rất mơ hồ.
Vì vậy đây là cơ hội cho SEO. So here lies the SEO opportunity. Làm thế nào chúng ta xác định được phương pháp của tìm kiếm bằng giọng nói để có thể tiếp tục hiện diện nội dung chuẩn xác khi mọi người tìm kiếm?
Gợi Ý Cho Bạn:
- Chuẩn bị từ khóa đầu tiên đối với tìm kiếm bằng giọng nói.
- Tối ưu hóa cho vị trí số 0 là tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói.
- Tạo nội dung tương thích với giọng nói trên mọi thiết bị.
4. Kết Luận
Khi bạn tiếp cận với SEO, đặc biệt là về nội dung, bạn cần đảm bảo 3 yếu tố dưới đây:
- Tạo trải nghiệm tìm kiếm mới. Tối ưu mọi thứ bạn có thể. Hãy làm chủ chúng, bao gồm cả tìm kiếm đối với bộ máy tìm kiếm và tìm kiếm ngay trên chính website của bạn. Hãy hiện diện thương hiệu của bạn mọi nơi, bất cứ nơi đâu bạn nó thể.
- Tạo nội dung cho mọi người, không chỉ cho bộ máy tìm kiếm. Điều này giúp bạn hiểu được hành vi và trải nghiệm khách hàng tốt hơn, vì việc tạo nội dung hướng tới mọi đối tượng chính là gián tiếp tương thích với mọi loại tìm kiếm.
- Để mắt tới tìm kiếm bằng giọng nói. Đừng chờ đợi, bây giờ hoặc không bao giờ, bạn muốn là người chủ động hay là bị động?
Hy vọng bài viết này giúp cho những người làm SEO có cái nhìn tổng quát về bức tranh SEO trong năm 2020.
Đừng quên chia sẻ tới mọi người nhé. Và vui lòng ghi rõ nguồn eFOX Solution khi copy bài viết đi nơi khác.