Hướng Dẫn Cách Viết Content Thu Hút Khách Hàng

Chắc hẳn Content Marketing không còn quá xa lạ đối với bạn khi mà ngày nay nó chiếm phần lớn trong các chiến lược marketing. Nhưng content thôi thì vẫn chưa đủ, content nhất định phải hấp dẫn, phải thu hút khách hàng thì mới đạt được kết quả. Mọi chuyên gia SEO đều hiểu tầm quan trọng của việc tạo ra nội dung hấp dẫn, thân thiện với SEO, nhưng ý nghĩa thực sự của nó không phải lúc nào cũng thể hiện một cách rõ ràng. 

Có phải nội dung tăng tính tương tác có nghĩa là truyền cảm hứng để tăng lượt chia sẻ trên các mạng xã hội? Tăng lượng truy cập vào trang web? Hoặc có thêm người theo dõi để bình luận bài viết của bạn? Hay là tất cả những điều trên?

Trong bài viết này, eFox sẽ bàn luận về ý nghĩa thực sự của việc thu hút về nội dung và cách bạn có thể tạo ra những content hấp dẫn thu hút sự chú ý của người dùng

cach-viet-content-thu-hut-khach-hang

Định nghĩa sự thu hút

Những nội dung “thu hút” là những nội dung hấp dẫn tạo cảm hứng cho hành động cho khách hàng. Tuy nhiên, nó còn mang nhiều ý nghĩa khác.

Sự thu hút có thể được thể hiện ở dưới các dạng tương tác trên mạng xã hội như lượt thích, lượt chia sẻ, số lần nhấp chuột, số lần bình luận hay các hoạt động khác. Và đó là cách để chúng ta xác định được nội dung ấy có thành công trong việc thu hút người dùng hay không. Vì chúng ta đều biết rằng: “Cái gì đo lường được thì sẽ quản lý được”

Nếu các nhà tiếp thị muốn thành công trong việc tạo nội dung hấp dẫn thu hút người dùng, trước tiên họ cần xác định hành vi nào họ muốn từ phía người dùng.

Cách đo lường mức độ tương tác: KPI

Trong thế giới marketing, các chỉ số hiệu suất (KPIs) được sử dụng để đo lường sự thành công của một chiến dịch. Sau đây là một vài trong nhiều chỉ số KPI có thể được sử dụng để đo lường mức độ tương tác của người dùng:

  • Lượt thích: Các lượt thích trên Facebook, Instagram, LinkedIn và các nền tảng xã hội khác cho thấy rằng người dùng thích nội dung của bạn, do đó nó có thể được sử dụng làm thước đo cho mức độ hiệu quả của nội dung.
  • Số lần bình luận bài viết : Tương tự như lượt thích, số lần bình luận trên mạng xã hội cho thấy người dùng quan tâm đến nội dung của bạn. Tất nhiên, các bình luận có thể là tốt hoặc là xấu, vì vậy chúng không phải lúc nào cũng là một dấu hiệu của sự tương tác tích cực .
  • Số lượt xem : Số lượt xem là thước đo số lượng người dùng truy cập vào một trang cụ thể trên trang web của bạn. 
  • Số lượng khách truy cập: Số lượng khách truy cập đề cập đến số lượng người truy cập trang web ít nhất một lần trong một khoảng thời gian xác định. Nó cho thấy có bao nhiêu người mà trang web của bạn đã thực sự tiếp cận.
  • Thời gian xem trang : Là thời gian mà khách dành cho nội dung trên trang web của bạn. Có một sự thật là người dùng sẽ dành nhiều thời gian hơn cho trang web của bạn nếu họ thực sự quan tâm đến nội dung của bài viết
  • Tỷ lệ thoát: là tỉ lệ người truy cập website chỉ truy cập đúng 1 trang và sau đó tắt website mà không click để đến bất kì một trang nào khác trên website. Tỷ lệ thoát thấp là một dấu hiệu tốt, vì điều đó có nghĩa là người dùng đang có xu hướng khám phá các trang khác trên website.
  • Số trang trên mỗi phiên : Là thước đo về số lượng trang mà người dùng truy cập mỗi phiên. Nếu người dùng truy cập nhiều trang trên website của bạn, điều đó có thể họ quan tâm đến nội dung của bạn.
  • Độ sâu trang / cuộn : Nếu người dùng cuộn xuống trên trang web, đây là dấu hiệu cho thấy người dùng đã đọc các nội dung trong bài viết của bạn..
  • Tỷ lệ người truy cập mới và quay lại của người truy cập cũ : Bạn muốn có khách truy cập mới nhưng bạn cũng muốn người dùng cũ quay lại trang web của mình. Nội dung hấp dẫn sẽ thu hút khách truy cập cũ quay lại nhiều lần.
  • Tỷ lệ chuyển đổi:  Phụ thuộc vào mục tiêu của bạn. Thông thường, điều này liên quan đến việc điền vào mẫu, mua hàng hay đăng ký tham gia. Tỷ lệ chuyển đổi là tỷ lệ phần trăm số lượng khách truy cập thực hiện các hành động mục tiêu mà bạn đề ra trên trang web.
  • Tỷ lệ bỏ rơi giỏ hàng : Điều này đề cập đến tỷ lệ phần trăm số người bỏ đi trước khi họ xác nhận mua hàng. 

Đây mới chỉ là một vài chỉ số trong nhiều chỉ số KPI khác nhau giúp bạn xem xét và đo lường mức độ tương tác với nội dung của bạn. Điều quan trọng là bạn lựa chọn ra được những KPI dựa trên các mục tiêu đề ra. Đây là cách tốt nhất để xác định xem nội dung của bạn có mang lại kết quả như mong muốn hay không.

Vì sao cần phải xây dựng content thu hút?

Xây dựng Content thu hút không chỉ là tạo ra những bài viết thân thiện SEO mà còn phải hấp dẫn khách hàng thúc đẩy họ hàng động để đạt được mục tiêu cuối cùng là tăng tỷ lệ chuyển đổi. Trong khi nhiều nhà tiếp thị tập trung vào từ khóa, on-page SEO hay những thứ tương tự thì họ lại bỏ qua các thành phần thúc đẩy sự tương tác và chuyển đổi. Thông thường, việc tạo nội dung hấp dẫn cũng đơn giản như “viết cho người dùng” (nghĩa là viết nội dung mà đối tượng mục tiêu của bạn thực sự muốn đọc). Cố gắng tăng thứ hạng nội dung cho các chủ đề mà khách hàng tìm kiếm gần như vô nghĩa nếu họ không tìm thấy giá trị mà họ cần từ nội dung của bạn.

Vì vậy, việc liên tục sáng tạo nội dung hấp dẫn, lôi cuốn người đọc là điều cần thiết nếu bạn thực sự muốn kiếm tiền từ website của mình. Tăng lưu lượng truy cập là tốt, nhưng nên nhớ rằng tỷ lệ chuyển đổi mới là thứ quan trọng hơn.

Làm thế nào để thúc đẩy tính tương tác

Khi bạn đã xác định được mục tiêu của mình, có một hệ thống đo lường phù hợp và chủ đề của các nội dung tiếp theo, đây là lúc để bạn bắt đầu sáng tạo những nội dung nhằm thúc đẩy độ tương tác của khách

Rõ ràng, kết quả sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại hành động bạn muốn người dùng thực hiện, nhưng các phương pháp dưới đây phù hợp để tăng cường sự tương tác trên hầu hết các nội dung.

Trong mọi trường hợp, mục tiêu của bạn là luôn tạo ra nội dung mà người dùng yêu thích và điều đó sẽ kích thích họ hàng động như chia sẻ/ thích / bình luận / tương tác / mua hàng.

1. Phác thảo cấu trúc nội dung mà bạn muốn đề cập

Có thể nói chúng ta dễ bị cuốn vào quá trình viết nội dung trong vô thức, điều này thường dẫn đến nội dung của bạn sẽ rời rạc và lan man. Nội dung có cấu trúc rõ ràng, mạch lạc là điều tốt nhất nếu bạn muốn thu hút người xem và hướng tới điểm chuyển đổi chính của mình.

Vì vậy, trước khi bạn tiến hành viết nội dung, hãy tạo một phác thảo cơ bản về những gì bạn muốn truyền đạt tới khách hàng của bạn

  • Những câu hỏi mà khán giả của bạn mong đợi bạn trả lời trong bài viết?
  • Giá trị nào mà họ có thể tìm thấy từ bài viết?
  • Làm thế nào bạn có thể trình bày nội dung này một cách đơn giản?

Ví dụ: Nếu tôi đang viết một hướng dẫn có tiêu đề “10 chiến lược tiếp thị thông minh trong năm 2020” thì tôi sẽ không đi sâu vào việc nói về chiến lược số 1.

Thay vì đó tôi sẽ thiết lập từng phần với một đoạn giới thiệu, cung cấp một số thống kê về cách tiếp thị đã thay đổi vào năm 2020, và sau đó vạch ra 10 chiến lược hàng đầu.

Bằng cách vạch ra một phác thảo trước sẽ giúp bạn bám sát vào nội dung chính và giúp người đọc dễ dàng đọc lướt nội dung của bạn hơn. Nếu ngay từ đầu họ thấy rằng bài viết bao quát tất cả thông tin họ đang tìm kiếm, thì nhiều khả năng họ sẽ ở lại và đọc nội dung của bạn một cách cẩn thận từ trên xuống dưới.

2. Đặt ra câu hỏi

Đặt câu hỏi trong nội dung blog của bạn hay trên các phương tiện truyền thông xã hội để làm tăng thêm tính tương tác. Mặc dù người đọc khó có thể trả lời câu hỏi, nhưng điều đó sẽ khiến họ suy nghĩ và kích thích họ tiếp tục đọc nội dung của bạn.

cach-viet-content-thu-hut-khach-hang-2

Ví dụ: nếu bạn muốn độc giả tiếp tục đọc phần tiếp theo, bạn có thể đặt ra một câu hỏi như
“Điều này có ý nghĩa gì đối với các chủ doanh nghiệp trong năm 2020?” hoặc “ Làm thế nào bạn có thể áp dụng các chiến lược này cho tiếp thị của riêng bạn?”

Với những thắc mắc về câu hỏi ấy còn sót lại trong đầu, họ sẽ có xu hướng đọc tiếp với hy vọng khám phá ra câu trả lời. Đồng thời, các câu hỏi ở cuối bài viết có thể thu hút các câu trả lời sau bài đọc. Nếu bạn phản hồi tích cực các câu hỏi của người đọc trên bài viết của mình, điều đó khuyến khích họ quay lại website của bạn để tiếp tục đọc thêm nội dung mới. 

3. Thêm “Bucket Brigades”

Bucket Brigades là những từ hoặc cụm từ mang tính bắt cầu được thêm vào để khuyến khích người ta tiếp tục đọc bài viết. Chúng được sử dụng để chia nhỏ những đoạn văn lớn và dẫn dắt người đọc đến đoạn tiếp theo.

Nó thường là một cụm từ ngắn theo sau bởi dấu hai chấm hoặc dấu chấm lửng như:

  • Lấy ví dụ:
  • Nguyên do là vì…
  • Một nghiên cứu điển hình:

….

Những từ này xuất hiện một cách tinh tế để kích thích người đọc tiếp tục khám phá nội dung tiếp theo của bạn. 

cach-viet-content-thu-hut-khach-hang-3

Trên thực tế, Bucket Brigades là một chiến thuật copywriting kiểu cũ được thiết kế ban đầu nhằm mục đích giữ chân người dùng đọc các nội dung bán hàng. Ngày nay, chúng được sử dụng trong nội dung SEO để tăng thời gian xem trang.

4. Thêm các trích dẫn có thể chia sẻ được

Người dùng Twitter có xu hướng chia sẻ các trích dẫn chuyên môn của các chuyên gia từ trang báo yêu thích của họ. Đó là lý do tại sao bạn sẽ thường thấy các blogger thêm các trích dẫn giúp người đọc dễ dàng chia sẻ lên phương tiện truyền thông xã hội, chủ yếu là Twitter.

Chỉ với một lượt chia sẻ, bài viết của bạn có thể tiếp cận tới hàng trăm người xem khác. Điều này đã mang lại cho bạn nhiều người theo dõi hơn, tăng tương tác và lượng truy cập đến trang web của bạn. Thêm các đoạn trích dẫn vào bài viết là một cách tuyệt vời để thúc đẩy chia sẻ trên mạng xã hội và mở rộng phạm vi tiếp cận nội dung của bạn.

5. Thêm nút chia sẻ nhanh lên mạng xã hội

Nếu độc giả phải thực hiện quá nhiều bước (sao chép liên kết rồi dán chúng trên bài post, sau đó thêm hình ảnh, thêm chú thích, v.v.) chỉ để đăng một bài viết, điều đó rất có thể gây cản trở nội dung được chia sẻ lên mạng xã hội.

Đó là lý do tại sao tôi khuyến khích tất cả các trang web nên thêm vào nút tắt chia sẻ lên các trang mạng xã hội. Điều đó có nghĩa là bất cứ khi nào người đọc muốn chia sẻ bài viết của bạn, tất cả những gì họ phải làm là nhấp chuột vào nút chia sẻ và bài đăng của họ đã được truyền bá với đầy đủ tiêu đề, hình ảnh và mô tả chi tiết của bài viết.

Tôi nghĩ bạn nên thêm vào nút tắt chia sẻ nhanh tới các mạng xã hội như: Facebook, Twitter, LinkedIn và Pinteres., Vì đây là những mạng xã hội có lượng truy cập hàng đầu. Điều này sẽ mang lại cho bạn nhiều người theo dõi từ các trang mạng xã hội này và tăng lưu lượng truy cập từ nhiều nền tảng xã hội hơn.

6. Đưa ra những offer để nhận nội dung chất lượng cao 

Tôi có một nhóm Facebook dành cho các nhà văn đầy triển vọng và một trong những câu hỏi tôi hay nhận được là “Trang web của tôi đang có 500-600 khách truy cập mỗi tháng. Giờ thì làm gì tiếp theo?” Đây là một câu hỏi tôi thấy khá nhiều, bởi vì nhiều nhà văn, nhà tiếp thị và chủ doanh nghiệp thường tập trung vào việc tăng lượng truy cập nhưng không biết cách nắm bắt lưu lượng truy cập đó.

Nếu bạn không hướng khách truy cập đến sản phẩm, bán hàng hoặc trang thông, thì ít nhất bạn nên thêm họ vào danh sách email của mình thông qua những offer để nhận nội dung chất lượng. Về cơ bản đây được gọi là “làm mồi nhử”. Bản chất của điều này là cung cấp một bản nội dung hấp dẫn mà đối tượng mục tiêu của bạn không thể không quan tâm.

Ví dụ: Tôi biết rằng nhiều nhà tiếp thị cho rằng thời gian là một trong những trở ngại lớn nhất của họ trong việc tạo nội dung SEO một cách thường xuyên. Để giúp họ khắc phục điều này, tôi xây dựng bài viết có tên là “Lịch SEO nội dung giúp tiết kiệm thời gian” giúp họ lên kế hoạch đăng trước hàng trăm nội dung. Sau đó tôi quảng bá nội dung này trong các bài đăng trên blog của tôi, người đọc chỉ cần điền địa chỉ email của họ để nhận được bài viết

Cùng với đó, tôi không chỉ cung cấp cho họ một nội dung có chất lượng cao, mà tôi cũng thu thập được danh sách email những người đăng ký để nhận bài viết của mình. Sau này từ những danh sách này tôi có thể dễ dàng tiếp cận tới khách hàng mục tiêu mà tôi mong muốn.

7. Thêm Opt-Ins

them-opt-in

Mặc dù việc nhận nội dung chất lượng cao thường liên quan đến Opt-Ins, nhưng không phải tất cả các Opt-Ins đều liên quan đến nội dung.

Bạn có thể khuyến khích khách tham gia Opt-in vì bất cứ điều gì từ cập nhật bài viết mới của bạn cho đến việc bạn vừa xuất bản một công cụ web mới dùng để giám sát SEO miễn phí. Mục tiêu là cung cấp cho khách truy cập ít nhất một cơ hội để được nhận những thông tin mới nhất từ website của bạn thông qua email thay vì chỉ việc đọc bài viết đơn thuần.

Tôi khuyến khích chủ sở hữu trang web cung cấp nhiều cơ hội Opt-Ins hơn, thường ở đầu, giữa và cuối trang – để khách truy cập gặp phải một số điểm cần phải tương tác.

Ví dụ: tôi thường hướng khách truy cập ở trang chủ đến trang liên hệ của tôi, để họ có thể đăng ký nhận nội dung SEO. Ở bên dưới tôi đính kèm một liên kết khác có ứng dụng tương tự. Và ở dưới cùng, tôi cho khách truy cập cơ hội đăng ký nhận bản tin của tôi.

Với các lựa chọn này, tôi dễ dàng đo lường mức độ hoàn thành của mục tiêu thay vì chỉ dựa vào dữ liệu số lần xem trang. Vì vậy, tôi có thể nhìn xa hơn lượng truy cập và thực sự kiểm soát được có bao nhiêu người dùng tham gia vào nội dung của tôi trên trang web.

8. Thêm các liên kết nội bộ

Nếu bạn còn nhớ, tỷ lệ thoát và số lần xem trang trên mỗi phiên là hai số liệu tương tác quan trọng. Bạn có thể hạ thấp tỷ lệ thoát và tăng số lần xem trang bằng cách hướng người dùng đến các trang khác trên trang web của bạn thông qua các liên kết nội bộ.

Có rất nhiều bài viết nói về giá trị của liên kết nội bộ , nhưng chung quy lại, các lợi ích của nó bao gồm:

  • Điều hướng PageRank từ các trang có thẩm quyền cao đến các trang khác trên website của bạn.
  • Hướng khách truy cập đến các trang quan trọng khác trên website.
  • Đưa khách truy cập đến các trang sản phẩm và bán hàng.
  • Giữ chân người đọc trên website của bạn lâu hơn bằng cách hướng họ đến các trang khác có nội dung liên quan.
  • Ngăn chặn các trang “mồ côi” và giảm độ sâu của trang.

Vì mục tiêu là giữ người dùng ở lại trên trang web của bạn cho đến khi họ mua hàng hoặc liên hệ với bạn về các dịch vụ, chính vì vậy bạn nên sử dụng các liên kết nội bộ để hướng họ đến các trang quan trọng khác. Nếu người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin họ đang tìm kiếm, họ sẽ ít từ bỏ trang web của bạn và có nhiều khả năng chuyển đổi thành khách hàng.

9. Sử dụng các đề xuất về nội dung do AI hỗ trợ

Artificial intelligence (AI)  là một công nghệ tương đối mới nhưng nó mạnh mẽ trong việc sử dụng dữ liệu người dùng hiện có để thúc đẩy sự tương tác và tăng doanh số bán hàng. Ứng dụng tốt nhất tôi từng thấy là sử dụng AI để cung cấp các đề xuất sản phẩm tùy chỉnh để khuyến khích người dùng mua hàng.

Các công cụ AI có thể phân tích hành vi người dùng và dữ liệu CRM hiện tại của bạn để đưa ra các đề xuất sản phẩm phù hợp tới các khách hàng truy cập. Điều đó có nghĩa là người dùng sẽ được hiển thị các sản phẩm hoặc ưu đãi mà họ có nhiều khả năng mua hàng, do đó làm tăng tỷ lệ chuyển đổi của bạn. Các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng có thể hưởng lợi từ loại dự án do AI cung cấp , hiển thị các kết quả khác nhau cho mỗi người dùng.

Vì vậy, nếu người dùng đang tìm kiếm một sản phẩm cụ thể, họ sẽ được hiển thị chi tiết những gì AI dự đoán người dùng muốn dựa trên thói quen mua sắm trước đó.

10. Sử dụng video

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là việc sử dụng nội dung video để tăng sự tương tác. Video không chỉ có thể điều khiển lưu lượng truy cập từ Google, YouTube và các công cụ tìm kiếm khác mà còn có thể tăng giá trị cho nội dung bài viết của bạn.

Video dễ dàng được xem trên mạng xã hội, nó có khả năng chia sẻ cao và có xu hướng thu hút nhiều lượt thích và bình luận. Các thương hiệu có thể tạo ra video hướng dẫn, đánh giá, các video hỏi-đáp nhằm tăng cường sự tương tác với khách hàng trên mạng xã hội và blog.

Trên thực tế, có một số mẹo dựa trên tâm lý để tạo ra những video hấp dẫn mà người dùng của bạn yêu thích. Tóm lại, sử dụng video là cách làm hữu ích giúp bạn sử dụng nhiều loại nội dung để tiếp cận nhiều người dùng khác nhau và tăng sự tương tác trên tất cả các nền tảng.

Vây nội dung của bạn có đang thu hút người dùng?

Đừng để nội dung SEO của bạn dừng lại ở việc tạo lưu lượng truy cập – hãy đảm bảo rằng nó thúc đẩy sự tương tác và dẫn đến các chuyển đổi mà trang web của bạn xứng đáng nhận được. Tất cả điều này bắt đầu bằng việc đặt KPI mục tiêu của bạn và sau đó sáng tạo ra các phương pháp tốt nhất để tăng các chỉ số này trên các nền tảng. Mục tiêu là luôn luôn tạo ra nội dung cuốn hút khiến khán giả của bạn yêu thích và sẽ lôi kéo họ hành động. Đó là cách để biến người đọc thụ động thành những khách hàng trung thành.