Có lẽ chúng ta không lạ gì với quảng cáo google. Đây là một hình thức khá phổ biển trong Digital Marketing nói chung.
Quảng cáo google giúp website của bạn hiển thị ngay khi tìm kiếm. Hoặc hiển thị theo dạng quảng cáo banner tới các websites liên kết với Google qua chương trình google adsense.
Tính tới thời điểm hiện tại thì quảng cáo google có 6 loại bao gồm: quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị, quảng cáo mua sắm, quảng cáo videos, quảng cáo ứng dụng và chiến dịch quảng cáo thông minh.
Hãy cùng eFOX Solution đi phân thích đặc điểm cụ thể của từng loại quảng cáo trên.
1. Quảng Cáo Tìm Kiếm (Google Search)
Quảng cáo tìm kiếm là gì?
Quảng cáo tìm kiếm là một dạng quảng cáo do google cung cấp dựa trên công cụ tìm kiếm google.
Khi bạn tìm kiếm trên google. Bạn sẽ nhận được kết quả trả về đúng hoặc gần đúng nhất với từ khóa mà bạn đang tìm kiếm.
Ví dụ: Bạn tìm kiếm với từ quá “luật sư giỏi“. Như dưới bạn sẽ thấy những kết quả tìm kiếm đầu tiên có gắn chữ [Ad] đều là hình thức của quảng cáo tìm kiếm hiển thị bằng từ khóa, cụm từ khóa, văn bản.
Quảng cáo tìm kiếm thường tập trung thúc đẩy mọi người hành động, chẳng hạn như nhấp vào quảng cáo hoặc gọi điện cho doanh nghiệp của bạn. Các chiến dịch này hiển thị quảng cáo cho những người đang tích cực tìm kiếm thông tin.
Khi ai đó đang mong muốn tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ giống như của bạn. Họ có rất nhiều khả năng nhận thấy quảng cáo của bạn hữu ích và sẽ nhấp vào quảng cáo đó.
Quảng cáo tìm kiếm xuất hiện ở đâu trên Google?
Có tất cả tối đa 7 vị trí hiển thị dành cho quảng cáo tìm kiếm: 4 vị trí đầu tiên và 3 vị trí cuối cùng trên 1 trang của Google.
7 vị trí này sẽ vẫn cố định khi bạn nhấp sang trang 2,3,…Vị trí quảng cáo có thể hiển thị ít hơn không đủ 7 vị trí (2,3 vị trí) tùy theo lĩnh vực và độ cạnh tranh quảng cáo.
2. Quảng cáo mạng hiển thị (Google Display Network)
Quảng cáo mạng hiển thị của Google có thể giúp bạn tiếp cận mọi người trong khi họ đang lướt web, xem video trên YouTube, check Gmail.
Hoặc khi họ đang sử dụng thiết bị di động và ứng dụng dành cho thiết bị di động.
Quảng cáo mạng hiển thị của Google được thiết kế để giúp bạn tìm đúng đối tượng. Các tùy chọn nhắm mục tiêu của mạng này cho phép bạn hiển thị thông điệp của mình một cách có chiến lược cho khách hàng tiềm năng ở đúng vị trí và vào đúng thời điểm.
Dưới đây là một số loại quảng cáo mà bạn có thể chạy trên mạng hiển thị:
Quảng cáo hiển thị hình ảnh thích ứng
Để tạo quảng cáo thích ứng, bạn chỉ cần nhập văn bản quảng cáo, rồi thêm hình ảnh và biểu trưng.
Google sẽ tối ưu hóa quảng cáo để nâng cao hiệu suất. (Bạn cũng có thể sử dụng thư viện hình ảnh miễn phí của Google cho quảng cáo của mình)
Phân tích kĩ thêm quảng cáo thích ứng ở trên, hiện tại tôi đang ngồi tại Đà Nẵng viết bài này. Ngoài ra, BKNS là 1 trong những nhà cung cấp dịch vụ mà tôi đang sử dụng.
Bạn thấy đấy, quảng cáo hiển thị hình ảnh thích ứng giúp nhận diện thương hiệu cũng như nhắm tới khách hàng mục tiêu khá tốt. Và thực sự thì tôi đã click vào cả 2 quảng cáo trên.
Quảng cáo hình ảnh đã tải lên
Để kiểm soát nhiều hơn, bạn có thể tạo và tải lên quảng cáo. Bạn có thể tải lên quảng cáo dưới dạng hình ảnh ở các kích thước khác nhau hoặc HTML5.
Quảng cáo tương tác
Chạy quảng cáo hình ảnh và video tương tác trên YouTube và trên mạng hiển thị.
Quảng cáo trong Gmail
Hiển thị quảng cáo có thể mở rộng ở các tab trên cùng hộp thư đến của người dùng.
Bạn có thể hiển thị quảng cáo của mình trước mọi người trước khi họ bắt đầu tìm kiếm những gì bạn cung cấp, đây có thể là chìa khóa cho chiến lược quảng cáo tổng thể của bạn.
Bạn cũng có thể nhắc về những gì mà họ quan tâm, như trong trường hợp remarketing cho những người trước đây đã truy cập vào trang web hoặc ứng dụng của bạn.
3. Quảng cáo Videos (Videos Ads)
Bạn có thể tạo chiến dịch video hấp dẫn với các định dạng quảng cáo video nhằm thu hút khách hàng bằng nhiều cách trên YouTube và trên các trang web đối tác video.
Quảng cáo video cho phép bạn hiển thị video quảng cáo trên YouTube và trên Mạng hiển thị của Google.
Hiển thị quảng cáo video trong nội dung video của chính các chiến dịch đó hoặc trong nội dung video trực tuyến khác trên YouTube và trên Mạng hiển thị của Google. Các định dạng quảng cáo video hiện có bao gồm:
Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua (Skippable in-stream ads)
Quảng cáo video của bạn phát trước, trong hoặc sau video khác. Sau 5 giây, người xem có thể chọn bỏ qua quảng cáo.
Xuất hiện trên các trang xem YouTube, trong các video trên trang web đối tác và trên các ứng dụng thuộc Mạng hiển thị.
Sử dụng định dạng này khi bạn muốn quảng cáo nội dung video của mình trước các video khác trên YouTube và trên toàn bộ Mạng hiển thị.
Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua (Non-skippable in-stream ads)
có cách hoạt động và hình thức hiển thị gần giống skippable Instream ads, nhưng non-skippable in-tream ads có độ dài 15 giây và không thể bỏ qua. Nếu bạn muốn truyền tải toàn bộ thông điệp của mình hãy sử dụng định dạng này.
Quảng cáo đệm (Bumper ads)
Quảng cáo đệm chỉ có thời lượng 6 giây trở xuống và người xem không thể bỏ qua quảng cáo, giúp tiếp cận khách hàng trên quy mô rộng và nâng cao nhận thức về thương hiệu bằng cách sử dụng thông điệp ngắn, dễ nhớ.
Quảng cáo khám phá video TrueView
bao gồm một hình thu nhỏ từ video của bạn cùng với một số văn bản, quảng cáo khám phá video luôn mời mọi người click vào để xem video. Sau đó, video sẽ phát trên Trang xem trên YouTube.
Quảng cáo ngoài luồng ( Trueview outstream)
Quảng cáo ngoài luồng phát hiển thị trên các trang web của đối tác. Những quảng cáo này chỉ có trên thiết bị di động, máy tính bảng và được thiết kế để giúp người dùng dễ dàng nhấn để phát video của bạn hơn.
Quảng cáo ngoài luồng phát có thể giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu bằng cách mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn ra ngoài YouTube với chi phí tiết kiệm
Quảng cáo trên trang đầu của YouTube (YouTube Masthead ads)
Là định dạng dựa trên quảng cáo video gốc xuất hiện ở trên đầu trang chủ YouTube trên các thiết bị TV, PC, smartphone,…
YouTube Home feed là một điểm đến rất quan trọng đối với người xem và quảng cáo trên trang đầu tức là video của bạn là đầu tiên và quan trọng nhất trong trang chủ.
Sử dụng định dạng này khi bạn ra mắt một sản phẩm mới hoặc tiếp cận đối tượng ở quy mô lớn trong một khoảng thời gian ngắn.
4. Quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads)
Google Shopping là dạng quảng cáo mới của Google, nó phù hợp với những doanh nghiệp có cửa hàng bán lẻ trực tuyến.
Hình thức quảng cáo này cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, giá thành cho đến thông tin của doanh nghiệp, thương hiệu.
Chiến dịch quảng cáo này sẽ giúp tăng lưu lượng truy cập đến trang web hoặc cửa hàng địa phương của bạn, khách hàng tiềm năng từ đó cũng chất lượng hơn.
Điểm lợi nữa, chiến dịch quảng cáo mua sắm là dễ dàng quản lý chiến dịch để tập trung chiến dịch vào bán lẻ: Thay vì từ khóa, quảng cáo mua sắm sử dụng các thuộc tính sản phẩm bạn đã xác định trong nguồn cấp dữ liệu Google Merchant Center để hiển thị quảng cáo trên các tìm kiếm phù hợp.
Đối với chi phí khi doanh nghiệp của bạn khi sử dụng loại quảng cáo google mua sắm là bạn chỉ bị tính phí khi có người thực hiện một trong những hành động sau đây với quảng cáo của bạn:
- Người dùng nhấp vào quảng cáo dẫn trực tiếp đến trang đích trên trang web của bạn.
- Người dùng nhấp vào quảng cáo dẫn đến trang đích được lưu trữ bởi Google cho khoảng không quảng cáo địa phương của bạn.
Dưới đây là nơi bạn có thể thấy quảng cáo mua sắm của mình trên web:
- Google Mua sắm (Tùy từng quốc gia được google phân phối)
- Google Tìm kiếm, cạnh kết quả tìm kiếm và tách biệt với quảng cáo văn bản
- Trang web Đối tác tìm kiếm của Google, bao gồm cả YouTube và Tìm kiếm hình ảnh ở một số quốc gia (nếu chiến dịch của bạn được đặt để bao gồm đối tác tìm kiếm)
- Mạng hiển thị của Google (chỉ dành cho quảng cáo danh mục sản phẩm địa phương)
5. Quảng cáo qua ứng dụng toàn cầu(Apps)
Là nhà quảng cáo ứng dụng, bạn muốn đưa ứng dụng đến với nhiều người dùng trả tiền hơn. Vậy, làm thế nào để bạn kết nối với những người đó?
Chiến dịch ứng dụng toàn cầu hợp lý hóa quá trình này cho bạn, giúp bạn dễ dàng quảng cáo ứng dụng trên các sản phẩm lớn nhất của Google bao gồm:
Google Tìm kiếm, Google Play, YouTube và Mạng hiển thị của Google.
Chỉ cần thêm một vài dòng văn bản, giá thầu, một số nội dung và phần còn lại được tối ưu hóa để giúp người dùng tìm thấy bạn.
Không giống như hầu hết các chiến dịch Google Ads, bạn không thiết kế các quảng cáo riêng lẻ cho Chiến dịch ứng dụng toàn cầu.
Thay vào đó, chúng ta sẽ sử dụng nội dung và ý tưởng văn bản quảng cáo của bạn từ danh sách cửa hàng ứng dụng để thiết kế một loạt quảng cáo trên nhiều mạng và ở nhiều định dạng.
6. Chiến dịch quảng cáo thông minh
Quảng cáo Google Chiến dịch Thông minh của bạn giúp bạn làm nổi bật điểm bán hàng của doanh nghiệp và thu hút khách hàng thông qua Quảng cáo trên Google, Google Maps và các trang web đối tác.
Quảng cáo Thông minh của bạn có thể xuất hiện khi khách hàng tiềm năng trong khu vực địa lý được nhắm mục tiêu tìm kiếm cụm từ liên quan đến doanh nghiệp của bạn trên Google hoặc Google Maps.
Quảng cáo của bạn cũng có thể xuất hiện cho những người nằm ngoài khu vực lân cận của bạn nhưng tìm kiếm của họ bao gồm các cụm từ liên quan đến doanh nghiệp cũng như vị trí doanh nghiệp của bạn.
Khi tạo chiến dịch Thông minh, hệ thống sẽ yêu cầu bạn chọn một trong các mục tiêu sau:
- Tăng số lượng cuộc gọi điện thoại gọi tới doanh nghiệp
- Tăng số lượng khách hàng ghé qua vị trí thực
- Tăng lượt bán hàng hoặc lượt đăng ký qua trang web
Mặc dù chỉ có thể chọn một mục tiêu cho mỗi chiến dịch, nhưng bạn có thể tạo nhiều chiến dịch Thông minh nếu có nhiều mục tiêu cho doanh nghiệp của mình.
7. Thông tin thêm
Loại hình nào đang được ưa chuộng và đem lại hiệu quả nhất?
Cả 6 hình thức quảng cáo trên của Google đều đem đến những hiệu quả riêng, tùy vào ngành hàng, sản phẩm, thương hiệu và mục đích quảng cáo để doanh nghiệp nên lựa chọn doanh nghiệp mình sẽ quảng cáo theo hình thức nào, chiến dịch nào.
Khá nhiều người mới dùng quảng cáo Google đều nhầm lẫn Quảng cáo trên Google chỉ đơn giản quảng cáo tìm kiếm vì nó chạy trực tiếp trên trang Google Search.
Nhưng thực chất, quảng cáo Google có 6 loại hình quảng cáo để phục vụ cho mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào mục tiêu mà doanh nghiệp đó hướng tới.
Vì vậy để lựa chọn được loại quảng cáo cho Doanh nghiệp còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình kinh doanh là sản phẩm hay dịch vụ, mục tiêu của chiến dịch là gì?,..
Hiện nay, loại quảng cáo Google Shopping là hình thức đang được ưa chuộng do hiển thị được hình ảnh và thông tin sản phẩm cho người dùng tìm kiếm của Google.
Ngoài ra quảng cáo Video cũng không thể không nhắc đến khi 1/4 dân số thế giới đang xem YouTube mỗi ngày, quảng cáo video trước đây thường được dùng với mục tiêu tăng nhận diện/hình ảnh thương hiệu.
Nhưng hiện nay, quảng cáo video lại đóng góp trực tiếp một phần không nhỏ vào doanh thu của các doanh nghiệp.
Cách tính phí quảng cáo (theo CPC, CPM…) cho từng loại hình quảng cáo
CPC (Cost Per Click)
Giá mỗi lần nhấp chuột: bạn có thể đặt mức giá tối đa trên chi phí khi người nào đó nhấp vào quảng cáo Google Ads của bạn.
Bạn có thể nhận được giá trị tốt với phương pháp đặt giá thầu này vì bạn chỉ trả tiền khi người xem đủ quan tâm để nhấp vào quảng cáo của bạn và tìm hiểu thêm.
CPM (Cost Per 1000 Impressions)
Trả tiền cho 1000 lần hiển thị: Nhà quảng cáo chạy quảng cáo CPM sẽ đặt giá mong muốn cho mỗi 1000 lần quảng cáo được phục vụ, chọn vị trí đặt quảng cáo cụ thể để hiển thị quảng cáo và trả tiền mỗi khi quảng cáo của họ xuất hiện.
Đối với quảng cáo mạng tìm kiếm (Google search), quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads), ứng dụng toàn cầu (Apps) chỉ có thể sử dụng cách tính giá thầu CPC.
Khi sử dụng cách tính giá thầu này sẽ giúp tối ưu loại hình quảng cáo của bạn hơn và bạn cũng chủ động trong việc đặt giá cho mỗi chiến dịch quảng cáo.
Còn với, quảng cáo mạng hiển thị thì có thể lựa chọn giữa CPC và CPM. Hình thức quảng cáo Video thì chỉ sử dụng được cách tính tiền là CPM.
8. Kết luận
Với những đặc điểm, cách hoạt động của mỗi loại hình quảng cáo google, bạn cần dựa trên tình hình thực tế, chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp mình để lựa chọn hình thức phù hợp, mang lại hiệu quả bền vững nhất cho doanh nghiệp.
Hoặc bạn có thể liên lạc với eFOX Solution để có chiến lược Google Marketing thành công cho doanh nghiệp mình ngay hôm nay.
Nếu đã tham gia tất cả các loại hình quảng cáo này nhưng tỉ lệ chuyển đổi không cao hoặc không đạt như kỳ vọng.
Đừng ngần ngại hãy gọi điện cho hotline của eFOX và lựa chọn 1 dịch vụ phù hợp với mình hoặc chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí để phù hợp với mô hình kinh doanh của Bạn. Trong số các dịch vụ quảng cáo Google mà chúng tôi đang cung cấp.
Đừng quên chia sẻ tới đông đảo bạn đọc để có thể hiểu rõ hơn về 6 loại hình quảng cáo trên google nhé.
Và cuối cùng, mong các bạn nếu có copy thì vui lòng ghi nguồn eFOX Solution tại cuối bài viết.