Content Audit Là Gì Và Cách Thực Hiện Content Audit

Bất kể lý do vì sao bạn có một trang web thì nó luôn cần phải được lấp đầy với các nội dung.  Bạn sẽ không có một trang web tốt nếu trang web của bạn không có nội dung hấp dẫn, thu hút người đọc. Nhưng làm thế nào để bạn biết chính xác bạn đang có nội dung tốt hay không?

Bạn có thể đọc qua một phần nội dung và nghĩ rằng nó hoàn toàn ổn, nhưng có một cách đáng tin cậy hơn để tìm ra nó. Nếu bạn tự hỏi liệu nội dung của bạn có hoạt động tốt hay không, thì đó là lúc bạn nên content audit để kiểm tra chắc chắn.

Trong bài viết này, eFox sẽ hướng dẫn bạn quy trình làm content audit cho website một cách chi tiết nhất. Nhưng trước hết, bạn cần phải biết những khái niệm liên quan đến content audit.

Content audit là gì?

Content-audi-la-gi

Content audit là quá trình phân tích tổng quan content của một website. Việc content audit cung cấp cho bạn cơ hội để xem xét tất cả nội dung trên trang web của bạn và đánh giá cách thức hoạt động cũng như các mục tiêu hiện tại của bạn.

Điều này giúp cho bạn thấy:

  • Nội dung nào tốt.
  • Những gì cần phải được cải thiện.
  • Những gì nên bỏ đi
  • Mục tiêu nội dung của bạn trong tương lai sẽ như thế nào.

Ngoài ra còn có một số loại trang web cần content audit hơn các loại khác.

Nếu bạn có một trang web tương đối mới, nơi tất cả nội dung của bạn vẫn còn mới, bạn sẽ không thực sự cần content audit trong một thời gian đầu. Các trang web lâu đời hơn sẽ có nhiều vấn đề để thực hiện content audit, điều đó cũng tương tự với các trang web có số lượng nội dung lớn.

Điều này làm cho các trang web có nhiều nội dung như các trang tin tức sẽ cần phần tích nhiều hơn. Kích thước của một trang web cũng sẽ ảnh hưởng đến tần suất content audit 

Mục đích của content audit là gì?

Không có lý do chính xác tại sao bạn nên thực hiện content audit. Nội dung được biết đến là một khoản đầu tư tiếp thị kỹ thuật số tuyệt vời bởi vì nó sẽ tiếp tục hoạt động lâu dài cho bạn trong tương lai, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không yêu cầu bảo trì theo thời gian. Những gì đã làm việc cho trang web của bạn tại một thời điểm có thể không còn nữa, vì vậy nó cần được kiểm tra và xem xét lại.

Cải thiện thứ hạng tự nhiên

Nếu bài viết của bạn không đạt thứ hạng cao, điều đó có thể là do nội dung của bạn đang gặp một số vấn đề. Một số nội dung bạn có thể không thân thiện với SEO, mặc dù đó là nội dung có giá trị, nhưng không có cách nào để có thể xếp hạng cao. Nếu nội dung bạn hay và hấp dẫn, việc tối ưu hóa nó trở nên thân thiện với SEO có thể tạo ra sự khác biệt lớn trên bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm..

Hồi sinh lại những nội dung cũ

Ngay cả nội dung tốt nhất cũng có thể bị lỗi thời ở một số thời điểm. Sau một thời gian, bạn có thể sẽ bỏ lỡ các từ khóa quan trọng, có một vài nội dung với các liên kết bị hỏng, thông tin lỗi thời hay một số các vấn đề khác.

Tuy nhiên nếu nội dung cũ không hoạt động tốt, điều đó không có nghĩa là nó không thể phục vụ mục đích mới cho trang web của bạn. Mang lại sự mới mẻ cho các nội dung cũ của bạn có thể mang lại cho bạn hiệu quả tương tự như có một bài viết mới mà bạn không cần phải bỏ thêm nhiều công sức để viết một nội dung hoàn toàn mới.

Xóa bỏ nội dung không liên quan

Không phải tất cả mọi thứ bạn từng đăng sẽ giúp ích mãi mãi. Một số nội dung hấp dẫn đôi lúc chỉ có lợi cho bạn trong một thời gian ngắn. Mặc dù bạn có thể tìm thấy vài bài đăng cũ trên trang web của mình có thể được cập nhật để có ích hơn, nhưng đôi khi những nội dung cũ đã trở nên quá lỗi thời. Khi gặp trường hợp này, bạn chỉ cần xóa bỏ nó đi để tiết kiệm dung lượng server.

Loại bỏ nội dung tương tự hoặc trùng lặp

Ngoài các trang không quan trọng, bạn cũng có thể tìm thấy nội dung trùng lặp có thể loại bỏ trong quá trình content audit. Nội dung trùng lặp thường có thể xảy ra do sự cố hay vô ý, nhưng bất kể lý do nào, bạn đều có thể gặp rắc rối bởi các công cụ tìm kiếm. 

Nếu bạn thấy rằng có vài nội dung tương tự nhau hay trùng lặp, nhưng bạn không thể loại bỏ nó, bạn có thể khắc phục vấn đề bằng cách chuẩn hóa lại URL.

Lập kế hoạch cho tương lai

Khi xem qua những bài viết hiện có, bạn có thể phát hiện rằng còn nhiều thiếu sót trong bài viết của bạn. Khi bạn nhận ra mình đã bỏ lỡ những thông tin và chủ đề quan trọng mà khán giả của bạn cần, đây là lúc để bổ sung những điều đó. Bạn sẽ có thể nhận ra những nội dung còn thiếu sót trong trang web của bạn để tạo sáng tạo ra nhiều bài viết hữu ích hơn trong tương lai.

Cách thực hiện content audit

Một content audit thoạt nhìn có vẻ đơn giản chỉ là đọc qua nội dung trang web của bạn, nhưng thực tế còn nhiều điều hơn thế. Để content audit hiệu quả, bạn sẽ cần phụ thuộc nhiều vào các công cụ trực tuyến để có được dữ liệu bạn cần. Vì vậy, trước khi bạn bắt đầu content audit, điều quan trọng là bạn phải biết chính xác những gì cần phải làm .

1. Lý do của bạn

Nếu bạn  thực hiện content audit nhưng không có mục tiêu cụ thể, bạn sẽ không đạt được gì cả. Có thể bạn muốn cải thiện SEO của mình để có thể tăng thứ hạng cao hơn hoặc bạn muốn tạo nội dung thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Không phải ai cũng có cùng lý do để content audit, mặc dù nhiều lý do có vẻ giống nhau, nhưng mục tiêu đạt được có thể khác nhau.

2. Sử dụng Screaming Frog để lập ra danh sách URL của bạn

Một công cụ mà bạn nên sử dụng trong quá trình content audit là Screaming Frog. Công cụ này sẽ cho phép bạn tạo một kho lưu trữ nội dung có trên trang web của bạn bằng cách thu thập URL thông qua sitemap trang web của bạn.

Nếu website của bạn có ít hơn 500 trang, bạn thậm chí có thể sử dụng phiên bản miễn phí với đầy đủ tính năng. Đây là một trong những cách dễ nhất để tổng hợp tất cả nội dung của bạn lại với nhau để bắt đầu content audit

3. Kết hợp dữ liệu Google Analytics

Sau khi bạn đã tổng hợp tất cả nội dung trang web của mình, bạn sẽ cần xem nó hoạt động như thế nào. Đối với điều này, Google Analytics có thể cung cấp cho bạn tất cả thông tin bạn cần. Ứng dụng này có thể cung cấp cho bạn mọi thông tin chi tiết có giá trị về cách mọi người phản ứng với nội dung của bạn, Ví dụ như thời gian họ gắn bó với nội dung đó hay mỗi như mỗi lần truy cập họ sẽ xem bao nhiêu trang.

4. Kiểm tra kết quả của bạn

Dữ liệu bạn nhận được từ Google Analytics sẽ giúp bạn dễ dàng xác định bước tiếp theo bạn phải làm gì.

Sau khi xem xét kết quả của bạn, bạn có thể nắm rõ ràng thực trạng đang xảy ra với nội dung của bạn. Có thể sẽ không có giải pháp nào cụ thể, nhưng ít nhất thông qua nghiên cứu và nắm rõ data của mình đang có, bạn vẫn có thể cải thiện hiệu suất từ những nội dung của mình.

Ví dụ: Những nội dung của bạn có chất lượng cao nhưng mà không nhận được nhiều lượt xem, thì bạn có thể chỉ cần cập nhật một chút và đăng lại bài viết.

5. Lên kế hoạch

Cuối cùng bạn lập ra một danh sách những thay đổi cần thiết và cách thực hiện chúng như thế nào. Nếu bạn có một danh sách dài các thay đổi cần được thực hiện, hãy xem xét những thay đổi nào là ưu tiên và những thay đổi nào có thể được khắc phục sau. Lập kế hoạch không chỉ bao gồm những thay đổi được thực hiện trên nội dung hiện có, mà cả những sắp xếp để tạo những nội dung mới trong tương lai.

Kết luận

Content audit có vẻ như khá phức tạp, nhưng chúng là chìa khóa để đảm bảo tất cả nội dung trên trang web của bạn hoạt động hiệu quả và không gây bất lợi gì cho website của bạn. Thực hiện content audit không có nghĩa những nội dung bạn tạo ra gây vấn đề lớn. Nó chỉ đơn giản là bảo trì, đó là lý do vì sao mà các trang web có nội dung tốt nhất cũng cần phải làm. Tham gia vào việc này có vẻ như khá phức tạp nhưng với một quy trình đúng, sau khi content audit sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin hơn vào nội dung của mình và đưa ra những chiến lược tiếp theo một cách hiệu quả