8 Bước Tăng Hạng Nội Dung Của Bạn 2021

8-buoc-giup-tang-hang-noi-dung-cua-ban-2020

Đối với các SEOer thì việc tối ưu hóa nội dung xuất hiện với thứ hạng cao trên SERP là một công việc rất quan trọng, quyết định đến thành công của website. Để tăng hạng nội dung trên trang kết quả tìm kiếm thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 8 bước nhanh chóng để tối ưu trang hiệu quả nhất.

Một bài đăng blog thông thường có tuổi thọ khoảng một tuần. Nó được phát hành trên website của công ty, quảng bá qua mạng xã hội, gửi qua email đã đăng ký và sau đó sẽ nằm yên đâu đó trên trang web.

Một blog được tạo với mục đích tối ưu hóa tìm kiếm lại là một câu chuyện khác. Không giống như blog thông thường, nó có thể đem đến lượng khán giả riêng và duy trì trong thời gian tiếp theo. Tạo được các bài đăng tối ưu hóa như vậy bạn đã đủ khả năng duy trì lưu lượng miễn phí cho trang web của bạn. Thật bất ngờ, điều này thậm chí không tốn nhiều thời gian.

Bước 1: Kiểm tra chủ đề của bạn cho thứ hạng tiềm năng

kiem-tra-chu-de-cua-ban-cho-thu-hang-tiem-nang

Khi chủ đề của bạn có thứ hạng cao hơn thì bạn sẽ có chỉ số hoàn vốn đầu tư tốt hơn. Nghĩ theo hướng này, cần một nỗ lực tương tự để tạo một bài báo về hầu hết các chủ đề, nhưng chỉ một số chủ đề trong đó sẽ có khả năng tăng hạng tìm kiếm và chuyển lưu lượng không phải trả phí. Chắc chắn rằng bạn không lãng phí thời gian với chủ đề vô ích bằng cách kiểm tra chúng với nhân tố thứ hạng tiềm năng:

Số lượng tìm kiếm đủ

Tìm hiểu xem liệu chủ đề bạn chọn thực sự là nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Để làm như vậy, sử dụng từ khóa chính và kiểm tra nó qua Keyword Planner hoặc Rank Tracker.

Keyword Planner

Với mục đích của hoạt động này, hãy giả sử rằng bạn muốn viết một bài báo về xe đạp thể hình tốt nhất. Để kiểm tra khối lượng tìm kiếm của chủ đề này bạn cần đi tới:

Google Ads > Tools & Settings > Planning > Keyword Planner

Sau đó bạn sẽ nhập chủ đề vào kiểm tra khối lượng tìm kiếm và chọn khoảng khối lượng tìm kiếm cho chủ đề của bạn cũng như các chủ đề tương tự khác:

nhap-chu-de-va-kiem-tra-khoi-luong-tim-kiem
Nhập chủ đề và kiểm tra khối lượng tìm kiếm trên Keyword Planner

Lợi thế của Keyword Planner là nó cung cấp một loạt ý tưởng từ khóa thay thế. Cách này bạn có thể kiểm tra xem liệu sự thay đổi từ khóa của bạn quả là tìm kiếm nhiều nhất và chuyển đến cái khác nếu nó không phải. Bất lợi của Keyword Planner là chỉ cung cấp khoảng khối lượng tìm kiếm nhưng không có số lượng chính xác. Nếu bạn không thoải mái với khoảng ước lượng mơ hồ này, bạn có thể sử dụng Rank Tracker để khám phá số lượng tìm kiếm chính xác với bất kỳ từ khóa nào được đem ra.

Rank Tracker

Để kiểm tra khối lượng tìm kiếm trên Rank Tracker, đi đến: 

Target Keywords > Rank Tracking > Keyword & rankings

Sau đó bấm vào icon (+) để thêm từ khóa mục tiêu và kiểm tra nó với khối lượng tìm kiếm chính xác cũng như một số thông số như đối thủ và độ khó.

kiem-tra-khoi-luong-tim-kiem-tren-rank-tracker
Kiểm tra khối lượng tìm kiếm trên Rank Tracker

Nếu bạn cảm thấy khối lượng tìm kiếm cho từ khóa đã chọn quá thấp, bạn có thể sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa của Rank Tracker để tìm thay thế tốt hơn. Đó là 9 công cụ bạn lựa chọn và mỗi công cụ tiếp cận nghiên cứu từ khóa từ một góc độ khác nhau, vì thế bạn đảm bảo tìm thấy hàng loạt ý tưởng nội dung chất lượng.

Xu hướng phổ biến đi lên

Trong việc viết bài SEO, một trong những mục tiêu của bạn là tạo được trang đem đến lưu lượng trong khoảng thời gian dài. Đến cuối cùng, nó quan trọng để lựa chọn một chủ đề mà sẽ phát triển được sự phổ biến hay ít nhất vẫn duy trì được độ phổ biến trong tương lai gần.

Cho hầu hết chủ đề, tuổi thọ của chúng thường được xác định bằng cách thông thường. Nhưng nếu bạn muốn tránh khỏi các sai lầm một cách thận trọng, bạn có thể truy cập chủ đề phổ biến bằng cách sử dụng Google Trends:

kiem-tra-tuoi-tho-cua-tu-khoa-xe-dap-tap-the-duc-tot-nhat
Kiểm tra tuổi thọ của từ khóa “Xe đạp tập thể dục tốt nhất”

Ở ví dụ trên đã kiểm tra độ phổ biến của chủ đề “xe đạp tập thể dục tốt nhất” qua 5 năm. Có thể thấy từ biểu đồ độ phổ biến vẫn được giữ ổn định, tăng cao một chút trong suốt tháng mùa hè. Hiện tại, chủ đề này thực sự đạt được mức cao nhất, có thể bởi vì mọi người luyện tập thể thao tại nhà do ảnh hưởng của đại dịch. Vì thế đây là một chủ đề vững chắc, có khả năng duy trì độ phổ biến qua từng năm tiếp theo.

Chắc chắn bạn không muốn nhìn thấy chủ đề với xu hướng đi xuống dần đều trên Google Trends. Ví dụ, độ quan tâm về ứng dụng Adobe Photoshop giảm qua từng năm và nó thể hiện rõ ràng từ biểu đồ cho bạn biết hiện tại không phải thời điểm thích hợp để tiến hành viết nội dung liên quan đến Photoshop:

xu-huong-di-xuong-dan-cua-tu-khoa-photoshop
Xu hướng đi xuống dần của từ khóa Photoshop

Và cái chắc chắn mà bạn không muốn thấy và một chủ đề với sự quan tâm tăng đột biến ở giữa và hai bên là các đường thẳng thể hiện sự sụt giảm mạnh mẽ. Một ví dụ là bất kỳ chủ đề thời sự nóng hổi nào hay hiện tượng tạm thời như ví dụ sau:

vi-du-chu-de-quan-tam-tang-dot-bien
Ví dụ về quan tâm tăng đột biến về từ khóa “phim Mắt biếc”

Tỷ lệ cược xếp hạng thuận lợi

Câu hỏi cuối cùng khi kiểm tra chủ đề là về cơ hội xếp hạng ở trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Câu trả lời phụ thuộc vào sức mạnh của đối thủ cạnh tranh, cái có thể được xác định bằng hai thứ: hồ sơ backlink của họ và chất lượng của nội dung của họ.

Hồ sơ backlink

Đối thủ của bạn càng có nhiều backlink thì cơ hội bạn vượt qua họ trên trang kết quả càng khó. Vì thế điều đầu tiên cần làm khi đánh giá xếp hạng của bạn và sử dụng Rank Tracker và đi tới:

Target Keywords > Rank Tracking > Keywords & rankings

Sau đó, thêm từ khóa của bạn và bảng và chuyển đến tab Keyword Difficulty. Ở tab này, bạn sẽ nhìn thấy một danh sách top 10 đối thủ cạnh tranh của bạn, với điểm độ khó cá nhân, điểm thẩm quyền và số lượng backlink. 

kiem-tra-so-luong-back-link-cua-doi-thu
Kiểm tra số lượng backlink của đối thủ

Ở ví dụ trên, đã kiểm tra độ khó thứ hạng cho chủ đề “xe đạp tập thể dục tại nhà” và các đối thủ cạnh tranh rất mạnh. Trong số đó có các websites đối thủ cạnh tranh có hàng nghìn backlinks, vì thế nó sẽ rất khó để có thể vượt qua chúng trên trang kết quả mà không có hồ sơ backlink có thể so sánh được.

Chất lượng nội dung

Đây là nơi mà bạn phải sử dụng đánh giá của riêng bạn. Hãy thử search với google chủ đề của bạn và kiểm tra xem liệu có bất kỳ đối thủ cạnh tranh của bạn có nhược điểm về nội dung chất lượng. Những thứ cần chú ý là tối ưu hóa đoạn mã, mức độ hài lòng về ý định, lần truy cập gần đây, tính toàn diện và các lĩnh vực khác mà bạn tin mình có thể làm tốt hơn.

vi-du-ve-giay-chay-bo-tot-nha
Ví dụ về chất lượng nội dung

Như ở ví dụ trên, có một kết quả tìm kiếm được bôi đậm là có vẻ như có thể vượt được thứ hạng vì nó không có số lượng giày ở tiêu đề, không có năm hiện tại trên tiêu đề. Do đó, đây là cơ hội tốt để thay thế kết quả này với trang được tối ưu tốt hơn.

Bước 2: Sử dụng nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để hướng dẫn bạn viết

nghien-cuu-doi-thu-canh-tranh

Rõ ràng nếu bạn muốn vượt qua đối thủ tìm kiếm trên trang kết quả, ít nhất bạn phải có nội dung chất lượng tốt như họ. Đó là lý do tại sao việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và điều tốt nhất để bắt đầu khi viết một nội dung mới. Đây là một số giải pháp nội dung bạn có thể mượn từ đối thủ cạnh tranh:

Mục đích tìm kiếm

Mục đích tìm kiếm liên quan đến loại nội dung mọi người mong đợi nhìn thấy khi sử dụng truy vấn cụ thể. Tùy thuộc vào cách truy vấn được gõ, người dùng mong muốn nhìn thấy một hướng dẫn, một danh sách, một trang danh mục hay một trang sản phẩm. Nó không chắc chắn rằng bạn sẽ có thể xếp hạng cho bất kỳ truy vấn nếu nội dung đó không giống với mục đích tìm kiếm.

Cách tốt nhất để hiểu loại nội dung được mong đợi cho chủ đề là tìm hiểu nội dung đã có sẵn trên Google về nội dung của đối thủ cạnh tranh. Nếu hầu hết kết quả cho chủ đề là hướng dẫn, sau đó bạn tốt hơn là cũng nên viết về hướng dẫn. Và nếu hầu hết kết quả là danh sách, bạn cũng nên viết một danh sách.

Outline

Để mà nội dung của bạn có thể cạnh tranh được với các đối thủ, nó phải ở trong số các trang toàn diện nhất – nó phải bao trùm chủ đề từ số lượng khía cạnh tuyệt nhất. Để đạt được điều đó, đầu tiên bạn cần bao trùm chủ đề từ tất cả các khía cạnh bằng cách nhìn vào đối thủ cạnh tranh của bạn, sau đó nghĩ ra một vài khía cạnh của bạn. Đây là cái SEO gọi là kỹ thuật Skyscraper.

Cách mà bạn nên làm là mở tất cả 10 trang xếp hạng cao nhất về chủ đề đó và copy tất cả phần tiêu đề H2 vào bản nháp của bạn. Sau đó xóa phần tương tự, sắp xếp các heading còn lại theo trật tự logic và ghi xuống outline nội dung bao gồm tất cả điều mà được nhắc đến bởi đối thủ cạnh tranh.

Số lượng từ

Một cách khác để chuẩn hóa nội dung của bạn vượt qua đối thủ cạnh tranh là nhờ vào độ dài của nội dung. Bạn có thể sử dụng số từ trung bình của nội dung từ đối thủ như một nhân tố để hoàn hảo hơn bài viết của họ. Nếu nội dung của họ dài hơn bạn một cách đáng kể, có thể là do bạn bỏ lỡ một số chi tiết.

Một cách dễ dàng để chuẩn hóa độ dài nội dung là sử dụng chức năng Content Editor của công cụ Website Auditor. Tất cả những gì bạn phải làm là gõ từ khóa chính và nó sẽ phân tích trang đối thủ và tính độ dài của nội dung được đề cập:

kiem-tra-do-dai-cua-noi-dung-bang-website-auditor
Kiểm tra độ dài của nội dung bằng Website Auditor

Từ khóa

Điều cuối cùng bạn có thể mượn từ đối thủ cạnh tranh của bạn là từ khóa mà họ sử dụng ở nội dung của họ. Và mặc dù từ khóa giống chính xác không quan trọng như trước đây, bạn vẫn nên sử dụng ít nhất một trong số chúng để chắc chắn rằng Google biết nội dung bạn đang nói về cái gì.

Tiếp tục, một trong những cách dễ dàng nhất để tạo từ khóa thông qua chức năng Content Editor của Website Auditor. Miễn là bạn nhập chủ đề, công cụ sẽ tạo một danh sách từ khóa được dùng bởi đối thủ cạnh tranh của bạn cũng như mức độ sử dụng của từng từ khóa đó.

Có thể bạn quan tâm: 9 nguyên nhân làm giảm thứ hạng website và cách khắc phục

Bước 3: Theo dõi các phương pháp hay nhất để viết SEO

theo-doi-phuong-phap-hay-nhat-de-viet-seo

Có hai nguyên lý khi tạo nội dung cho và người đọc và công cụ tìm kiếm là: Nó phải dễ dàng để điều hướng và dễ hiểu.

Làm nội dung của bạn dễ điều hướng

Liên quan đến liệu đó là công cụ tìm kiếm hay người dùng, thông tin sẽ dễ dàng hơn để đào sâu nhất khi nó được chia thành các phần nhỏ. Cấu trúc nội dung logic và kỹ năng sử dụng thành phần điều hướng, giống như tiêu đề và hình ảnh, sẽ tăng trưởng nhanh chóng cách nội dung của bạn được tiêu dùng.

Mẹo dành cho bạn là cung cấp điều hướng có thể dự đoán được bằng cách duy trì sự nhất quán thông qua nội dung của bạn. Đừng bão hòa quá mức nội dung của bạn với nhiều loại thành phần điều hướng khác nhau. Sử dụng lặp đi lặp lại một vài loại yếu tố điều hướng giống nhau qua thời gian, người dùng biết cái nên nhìn vào khi lướt qua trang.

Làm nội dung dễ hiểu

Bây giờ công cụ tìm kiếm chuyển từ khóa trước đây sang ngữ nghĩa, nó đặc biệt quan trọng cho mỗi từ bạn viết để đóng góp ý nghĩa của trang. Đây là một vài phương pháp có thể giúp bạn tạo trang mà có đầy đủ thông tin và thân thiện với người dùng:

  • Cung cấp đủ ngữ cảnh

Một trong những mục tiêu của công việc SEO là tạo trang không phụ thuộc. Một người đọc của bất kỳ nền tảng nào nên có thể đọc bất kỳ phần nào của trang và có thể tìm ra những gì đang được nhắc đến. Trong khi nó là một phương pháp tốt cho bất kỳ loại bài viết nào, nó đặc biệt quan trọng cho SEO vì một vài người đọc là công cụ tìm kiếm và chúng sẽ chỉ sử dụng trang được quyết định liệu nội dung của bạn có đủ toàn diện.

Đến cuối cùng, luôn cố gắng cung cấp nhiều ngữ cảnh như bạn có thể nghĩ, đặc biệt bắt đầu bài viết và mỗi phần trong bài viết đó. Làm cho người đọc dễ dàng hơn khi giữ một số phần của bài báo và bắt đầu đọc một phần bất kỳ – nhiều trong số họ sẽ làm điều đó và nó tốt cho trải nghiệm của người dùng.

  • Lựa chọn ngôn ngữ dễ dàng

Cố gắng hạn chế việc sử dụng tính từ và trạng từ – điều này phần lớn có ý nghĩa từ quan điểm của SEO. Và chúng có một chi phí cơ hội vì khi bạn nhồi nhét bài viết với các tình từ chúng sẽ thay thế các từ có giá trị tiềm năng. Sử dụng sự thay thế này sẽ làm nội dung của bạn trở nên loãng hơn và thiếu thú vị.

Tránh sử dụng các biệt ngữ, chơi chữ và tham chiếu văn hóa – những điều này có thể làm người đọc và công cụ tìm kiếm hiểu sai ý nghĩa. Nó có thể trông giống như một ý tưởng mới lạ để giải thích một số thứ sử dụng ví dụ cho chương trình TV yêu thích, nhưng tất cả nó sẽ được giới thiệu ngẫu nhiên, xuất hiện phần tử không liên quan về ngữ nghĩa với nội dung của bạn.

  • Sử dụng công cụ hỗ trợ trực quan

Luôn cố gắng tạo con đường dễ dàng cho người đọc. Nếu một số nội dung giải thích tốt nhất là sử dụng hình ảnh hay video – hãy thêm vào chúng nội dung của bạn. Đúng vậy, nó sẽ ít chữ cũng như từ khóa hơn, nhưng sử dụng các media có thể làm bạn thực sự khác với đối thủ cạnh tranh của bạn. Google cho rằng nó đánh giá cao các cách đa dạng hiển thị của thông tin.

Có thể bạn quan tâm:

8 chỉ số quan trọng cần phải biết khi SEO

Bước 4: Tận dụng các thẻ HTML cần thiết

Mặc dù công cụ tìm kiếm có khả năng hiểu nội dung tốt, vẫn có một số thứ chúng ta có thể làm để lái chúng theo đúng hướng. Và đó thực sự là các thẻ HTML – chúng giúp cho chúng ta nổi bật các phần nội dung mà quan trọng hơn những cái khác.

  • Thẻ tiêu đề:

Có thể cho rằng thẻ HTML giá trị nhất – nó xuất hiện ở hiển thị tìm kiếm trên SERP và tương tác với chủ đề của nội dung cho người dùng và công cụ tìm kiếm. Thẻ tiêu đề nên bao gồm từ khóa chính của bạn và theo mẫu phản ánh mục đích tìm kiếm của nội dung.

vi-du-ve-the-html

Như ví dụ trên, thẻ tiêu đề cho thấy bài báo được liệt kê (101+), bao gồm từ khóa chính (công cụ marketing miễn phí).

  • Thẻ mô tả meta

Mô tả meta cũng là một phần trong hiển thị trên SERP – nó xuất hiện bên dưới thẻ tiêu đề các thông tin bổ sung về trang của bạn.

Vì có nhiều chỗ hơn trong thẻ mô tả, bạn có thể nỗ lực để nó mang tính đối thoại nhiều hơn. Mặc dù vậy, việc bao gồm một số từ khóa trong thẻ mô tả meta vẫn rất quan trọng và bạn nên làm cho chúng trông thật tự nhiên.

  • Thẻ H1

Trong khi thẻ tiêu đề sử dụng trong kết quả tìm kiếm, thẻ H1 được sử dụng như tiêu đề cho bài viết trên website của bạn. Lợi ích của việc có thẻ tiêu đề cho tìm kiếm bất kỳ trên website và một tiêu đề khác cho website của bạn là tiêu đề thứ hai không giới hạn ký tự và nó không cạnh tranh với các tiêu đề khác trên SERP. Trong khi nó có ý nghĩa rằng thẻ H1 không cần tối ưu như thẻ tiêu đề, nhưng vẫn có lời khuyên nên bao gồm biến thể của từ khóa chính ở đây.

  • Thẻ H2-H6

Thẻ H2 đến H6 được sử dụng để gắn tiêu đề chương trong văn bản nhưng chúng có tác dụng nhiều hơn thế. Một mặt thẻ H2-H6 đóng vai trò là thành phần điều hướng bằng cách tách văn bản thành các phần. Một mặt khác chúng được Google xem như quan trọng hơn nội dung một chút. Điều này có nghĩa rằng bạn nên viết theo cách có ý nghĩa và bao gồm một số từ khóa của bạn và các thẻ này.

  • Thẻ hình ảnh alt attribute

Cuối cùng, thẻ hình ảnh alt attribute là câu ngắn được sử dụng để mô tả hình ảnh cho những người không nhìn thấy được và cho cả công cụ tìm kiếm. Trong khi không được khuyên không nên nhồi các alt attribute với các từ khóa, nhưng việc điền chúng với văn bản mô tả sẽ giúp Google nhìn thấy toàn bộ nội dung của bạn.

Có thể bạn quan tâm: 10 meta quan trọng mà dân SEO cần bỏ túi

Bước 5: Nâng cao nội dung của bạn với dữ liệu được cấu trúc

content-marrketing-ket-noi-voi-nguoi-tieu-dung

Trong khi không được đảm bảo, vẫn có chút khả năng là cơ hội xếp hạng nội dung của bạn có thể cải thiện với dữ liệu có cấu trúc. Về mặt tối ưu hóa tìm kiếm, dữ liệu có cấu trúc đem đến 2 lợi ích chính: nó giúp tối ưu hóa tìm kiếm hiểu nội dung của bạn tốt hơn và nó nâng cao hiển thị của trang web trên trang kết quả, vì thế thay vì giải thích trên hiển thị SERP thì kết quả tìm kiếm của bạn có thể xuất hiện rõ ràng hơn.

Trong khi có nhiều loại dữ liệu được cấu trúc, chỉ có một trong số chúng có thể dùng để nâng cao bài đăng blog thông thường:

  • Article Schema – cho việc gắn thẻ tác giả, ngày và chương bài viết
  • How-to Schema – cho bước gắn thẻ hướng dẫn từng bước một
  • FAQ Schema – cho gắn thẻ câu hỏi như là tiêu đề theo sau là câu trả lời ngắn gọn.

Bước 6: Kết nối nội dung của bạn đến các trang khác

lien-ket-den-trang-khac

Một cách khác cho công cụ tìm kiếm để đánh giá tầm quan trọng của nội dung là thông qua kết nối của nó đến trang khác, cả ở trên website của bạn và website khác.

Bao gồm liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ là liên kết dẫn đến trang khác trên cùng website. Chúng không có quyền lực như backlink nhưng chúng chuyển một số liên kết chất lượng và có thể dùng để chuyển trang mới hơn một số thẩm quyền.

Tất cả những gì bạn cần làm là liên kết nội dung mới từ trang kết nối tốt hơn và cũ hơn của website. Nếu bạn không chắc chắn rằng trang nào của bạn có kết nối tốt hơn, bạn có thể sử dụng chức năng Visualization của công cụ Website Auditor để đánh giá nhanh cấu trúc của website.

Mặc dù nhìn chung quá trình liên kết nội bộ khá trực giác. Bạn liên kết từ hướng dẫn đến danh sách bài báo, từ danh sách bài đến sản phẩm và đôi khi từ sản phẩm đến hướng dẫn trong trường hợp người dùng cần suy nghĩ nhiều hơn.

Bao gồm external link

Liên kết từ trang mới của bạn đến trang có thẩm quyền cao trên website khác. Đó là một số bằng chứng cho thấy rằng liên kết đến website chất lượng có thể là một nhân tố xếp hạng rất nhỏ, dấu hiệu cho công cụ tìm kiếm biết rằng bạn đang sử dụng nguồn thông tin tốt cho nội dung của bạn.

Có thể bạn quan tâm: Backlink là gì? 10 cách xây dựng backlink chất lượng 2020

Bước 7: Kiểm tra hiệu năng của nội dung

Mỗi nội dung SEO mà bạn tạo là một đầu tư dài hạn cho thời gian và nỗ lực của bạn và nó là điều tự nhiên khi bạn muốn kiểm tra hiệu năng của nó. Bạn có thể sử dụng một vài công cụ khác nhau cho các chỉ số khác nhau nhưng bởi vì chúng ta đang nói về tối ưu hóa tìm kiếm, tôi sẽ nói rằng nó quan trọng trong việc kiểm tra hiệu năng của từ khóa chính trên kết quả tìm kiếm.

Để thiết lâp, vào Rank Tracker và điều hướng đến Target Keywords > Rank Tracker. Bấm vào (+) để thêm từ khóa bạn muốn và icon lịch để quyết định tần suất kiểm tra. Sau đó bạn sẽ có thể theo dõi quá trình thứ hạng của bạn và phát hiện ra dấu hiệu của sự cố sớm hơn. 

kiem-tra-hieu-nang-cua-noi-dung
Kiểm tra hiệu năng của nội dung

Ví dụ, nội dung của bạn cần làm nhiều việc hơn nếu chúng bị mắc kẹt trên việc lọt vào trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm hay việc sụt giảm thứ hạng đột ngột. Phát hiện sớm hơn các vấn đề thì sẽ giúp bạn giữ và khôi phục lưu lượng truy cập của website sớm hơn.

Có thể bạn quan tâm: 10 Tips làm chủ nội dung SEO của bạn 2020

Bước 8: Lịch cập nhật nội dung trong tương lai

 Điều không thể tránh khỏi là nội dung của bạn bị mất giá trị theo thời gian. Nó sẽ cũ đi, một số liên kết bị hỏng, đối thủ của bạn sẽ cung cấp nội dung tốt hơn – bất cứ lý do gì, bạn cần sẽ mất một số vị trí của mình.

Tin tốt là các vị trí đó khá dễ dàng để có thể lấy lại – tất cả đều cần một ít thời gian để duy trì. Lời khuyên dành cho bạn là bất cứ khi nào bạn đăng một nội dung SEO, thiết lập lời nhắc để cập nhật hằng năm.

Khi thời gian qua đi, hãy nhớ kiểm tra nội dung và chỉnh sửa lỗ hổng bảo mật đã xuất hiện qua từng năm: thay đổi ngày, kiểm tra phát triển mới trong lĩnh vực, cập nhập số liệu, cập nhật lại ảnh chụp màn hình giao diện mới hơn, chắc chắn tất cả các liên kết làm việc chính xác, tìm xem nếu đối thủ của bạn đưa ra sự bổ sung mới cho nội dung đó. Việc cập nhật cần một ít nỗ lực, nhưng tác động tương tự như khi ta đăng một nội dung mới.

Trên đây là tất cả những kiến thức về tăng hạng nội dung của bạn trên trang SERP được tổng hợp từ kinh nghiệm của eFox Solution và từ nhiều nguồn khác nhau với mong muốn đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất. Qua bài viết này chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về cách tăng hạng nội dung cũng như tầm quan trọng của nó trong công việc của bạn. Đừng bỏ qua bất cứ chỉ dẫn hữu ích nào nhé!

Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích đừng quên chia sẻ cho mọi người.

Đừng bỏ qua dịch vụ SEO tốt nhấtbài viết hữu ích về SEO của chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm:

101 Tips cải thiện SEO hữu ích 2020

12 chiến thuật SEO không còn hiệu quả 2020