6 Cách Sử Dụng Google Analytics Mà Bạn Chưa Nghĩ Đến

6-cach-su-dung-google-analytic-ma-bạn-chua-nghi-den

Việc sử dụng Google Analytics của bạn có đem đến một vài biểu đồ cơ bản, cấp cao nhất không? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cách có thể vượt xa các chỉ số cấp độ.

Tại sao với lượng dữ liệu dồi dào nhưng các nhà digital marketing vẫn kiểm tra những gì đang hoạt động?

SEO và Marketer chuyên nghiệp có xu hướng tập trung nhiều vào việc tạo điều kỳ diệu ở “chặn cuối”.

Nhưng khi nói đến các giai đoạn cơ bản, nhiều người trong số họ vẫn xem xét đến các phiên, thời gian trên trang và tổng số chuyển đổi.

Để thực hiện chiến thuật marketing của bạn tốt hơn, bạn cần phải thấu hiểu khách hàng. 

Để thấu hiểu khách hàng tốt hơn, bạn cần tối ưu cách sử dụng Google Analytics.

Có một vài quy tắc tôi luôn tuân theo khi viết một bài báo mà tập trung dữ liệu vào chiến thuật digital marketing:

  • Chỉ những thông tin chi tiết có giá trị – nó phải tiết kiệm chi tiêu và tăng chuyển đổi.
  • Các bước đơn giản hóa – không kiến thức nâng cao về phân tích cần thiết
  • Không yêu cầu mã code bổ sung. Tất cả báo cáo có thể truy cập trong Google Analytics ngay lập tức

Dưới đây là 6 cách sử dụng Google Analytics mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến. Hãy nên bắt đầu ngay từ hôm nay.

1. Đường dẫn chuyển đổi đa kênh

hinh-anh-google-analytics

Một trong những cạm bẫy với báo cáo về chuyển đổi là Google Analytics sử dụng phân bổ nhấp chuột cuối cùng.

Chỉ riêng dữ liệu chuyển đổi không hữu dụng khi xem xét cách mà người dùng truy cập thường có nhiều điểm tiếp xúc trong một khoảng thời gian. 

Ví dụ, một khách hàng tìm thấy trang của bạn qua tìm kiếm không mất phí. Sau đó người đó quay lại một tuần sau bằng cách click vào trên mạng xã hội.

Ngày hôm sau người đó quay lại lần thứ 3 thông qua chiến dịch email. Một vài giờ sau quay lại trực tiếp để hoàn thành liên hệ hay thực hiện quyết định mua.

Với mô hình nhấp chuột cuối cùng của Google Analytics khách hàng trên ví dụ được ghi lại là một chuyển đổi cho nguồn lưu lượng trực tiếp.

Việc gán lưu lượng của khách hàng đó cho lưu lượng truy cập trực tiếp không phải là một mô tả chính xác. Vì đó là các điểm tiếp xúc làm việc cùng nhau trong một khoảng thời gian dài dẫn đến chuyển đổi.

Bạn có thể thấy đường dẫn chuyển đổi sử dụng báo cáo chuyển đổi hàng đầu của đa kênh.

Báo cáo chuyển đổi đa kênh cho phép bạn nhìn thấy làm thế nào các kênh marketing hỗ trợ lẫn nhau trong suốt đường dẫn chuyển đổi của người dùng.

Trực quan hóa dữ liệu này cho phép chúng ta nhìn thấy làm thế nào mà SEO, PPC và các nỗ lực khác đóng vai trò trong hỗn hợp digital marketing rộng lớn hơn để hiểu tất cả giá trị của chúng.

5 bước để thiết lập báo cáo Multi-Channel Funnels 

  • Đăng nhập vào Google Analytics 
  • Điều hướng đến Conversions
  • Kích vào Multi-Channel Funnels
  • Lựa chọn Top Conversion Paths
  • Cài đặt phân khúc nâng cao

Như hình sau:

su-dung-tinh-nang-multi-channel-funnels-trong-google-analytics
Sử dụng tính năng Multi-Channel Funnels trong Google Analytics

Nhìn vào các báo cáo trong phần này bạn sẽ bắt đầu nhận thấy các mẫu.

Những mẫu này giúp nhận thấy nơi phân bổ nguồn vốn để cải thiện chuyển đổi.

Lưu ý: Báo cáo Multi-Channel Funnels được đặt mặc định bằng nhóm kênh.

Khuyến khích bạn nên thiết kế phù hợp cho mỗi công ty. Điều đó được thực hiện qua lựa chọn chuyển đổi mong muốn, lọc để theo một phương tiện cụ thể. Hoặc chỉnh sửa thứ nguyên chính và thêm thứ nguyên phụ như URL của landing page.

Có thể bạn quan tâm: 8 thủ thuật Google Ads đơn giản giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận

2. So sánh nguồn lưu lượng và chuyển đổi bởi thị trường

Sau khi phân tích báo cáo Multi-Channel Funnels bạn sẽ có có hiểu biết khá chắc chắn về cách làm như thế nào để làm việc kết hợp các kênh marketing khác nhau về phía chuyển đổi.

Bây giờ, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đóng vai trò là nhiều thị trường khác nhau?

Hành vi là khác nhau trên mỗi thị trường. Vì thế bạn có thể không thể có cùng chiến lược marketing trên tất cả quốc gia.

Bạn sẽ nên so sánh nguồn lưu lượng và chuyển đổi trên mỗi quốc gia (hay thành phố-nếu bạn là doanh nghiệp nội địa). Từ đó giúp đưa ra quyết định liên quan đến nơi có vị trí tốt nhất với thị trường và nguồn lưu lượng.

Đây là việc hoàn toàn có khả năng với phân khúc nâng cao ở trong báo cáo Goal Flow có sẵn trong Google Analytics.

6 bước để thiết lập phân khúc nâng cao trong báo cáo Goal Flow

  • Đăng nhập vào Google Analytics
  • Điều hướng đến Conversions 
  • Bấm chọn Goals
  • Bấm chọn Goal Flow
  • Thiết lập phân khúc báo cáo về quốc gia (khu vực hoặc thành phố) mà bạn đang phân tích
  • Thiết lập lọc báo cáo thành nguồn/ phương tiện (hoặc nhóm kênh)

Như hình sau:

thiet-lap-bao-cao-goal-flow-trong-google-analytics
Thiết lập báo cáo Goal Flow trong Google Analytics

Có thể bạn quan tâm: 8 bước tăng hạng nội dung của bạn 2020

3. Giữ chân và mua lại

Cho đến nay, thông tin chi tiết chủ yếu tập trung vào người dùng dẫn đến chuyển đổi. 

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể kiểm tra điểm mà người dùng có xu hướng từ bỏ?

Tôi đang nói về khả năng kiểm tra điểm tại nơi mà một nhóm người dùng mới bắt đầu ít phiên hơn, xem ít trang hơn hoặc tạo ra ít doanh thu hơn.

Học cách khuyến khích lại người dùng cho việc tiếp tục mua bằng báo cáo Cohort Analysis.

5 bước để xem báo cáo Cohort Analysis

  • Đăng nhập vào Google Analytics
  • Điều hướng đến Audience
  • Lựa chọn Cohort Analysis
  • Thiết lập Dimensions
  • Thiết lập thông số

Như hình sau:

su-dung-bao-cao-cohort-analysis-trong-google-analytics
Sử dụng báo cáo Cohort Analysis trong Google Analytics

Thiết lập báo cáo Cohort Analysis

Đây là nơi nó thực sự thú vị.

Cấu hình báo cáo là cách bạn xây dựng nhóm hoặc nhóm người dùng của mình để phân tích. 

Thước đo có sẵn để lựa chọn:

  • Loại Cohort: Ngày mua lại là tùy chọn duy nhất có sẵn
  • Kích thước Cohort: Khung thời gian xác định kích thước của mỗi cohort (ngày, tuần, tháng)

Đây là những thông số có sẵn để lọc cách bạn xem và sử dụng dữ liệu.

Ví dụ, dữ liệu quý thứ ba của bạn cho thấy một sự tăng trưởng giao dịch. Đây là một tin tốt.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn kiểm tra cohorts mỗi tuần trong suốt giai đoạn này?

Làm thế nào để đọc báo cáo Cohort Analysis

lam-sao-de-doc-bao-cao-cohort-analytics
Cách đọc báo cáo Cohort Analysis

Trong báo cáo cohort analysis, bạn có thể nhìn thấy mặc dù giao dịch nhìn chung tăng, nhưng doanh thu giảm ở tuần thứ nhất sau khi chuyển đổi và giảm nhanh chóng ở tuần thứ 3. 

Bây giờ bạn đã biết chính xác thời điểm khuyến khích lại người dùng (tuần 1) để cải thiện hiệu suất.

Để giữ chân các khách hàng này bạn phải thiết lập một chiến dịch email. Chiến dịch này cung cấp giảm giá ở tuần thứ nhất hay quảng cáo sản phẩm mới được thêm vào trước phiên cuối cùng của họ ở tuần thứ 3.

Nếu bạn có thể lấy lại khách hàng đã mất, bạn sẽ biết cách để duy trì mức độ tăng trưởng mà bạn muốn. Công ty cần giữ chân người dùng mới mỗi 3 tuần.

Lưu ý cho tài khoản quốc gia và quốc tế, đừng quên phân khúc thị trường.

Có thể bạn quan tâm: 100+ công cụ SEO miễn phí mà bạn nên biết

4. Đo lường thành công của Flash Sale

do-luong-thanh-cong-cua-flash-sale

Với phương pháp tiếp cận theo mùa lễ hội, bạn có thể sử dụng cùng báo cáo cohort analysis để biết được hành vi mua của các khách hàng mới trên mỗi chiến dịch bán hàng ngày lễ.

Khi phân tích nỗ lực marketing ngắn hạn như giảm giá ngày lễ, bạn sẽ so sánh các thông số như “Doanh thu trên người dùng” và “Giao dịch cho mỗi người dùng”.

Bằng cách tách biệt nhóm này, bạn có thể tìm hiểu cách so sánh doanh thu trên mỗi người dùng mới trong những ngày mà mỗi chiến dịch kỳ nghỉ được thực hiện.

Để cấu trúc báo cáo Cohort Analysis cho phân tích thị trường ngắn hạn, các thông số và đo lường nên theo như sau:

  • Phân khúc: Market
  • Loại Cohort : Acquisition Date
  • Kích thước Cohort: Theo ngày
  • Metric: Doanh thu trên người dùng hoặc giao dịch trên người dùng
  • Khoảng ngày: lựa chọn Date Range của Flash Sale

Ví dụ

Một công ty chạy một flash sale ngày lễ và chia sẻ mã giảm giá qua quảng cáo trên Instagram.

Tuần sau đó công ty có một liên kết chia sẻ giảm giá đặc biệt cho khách hàng của họ.

Trong khi kiểm tra nói cho họ biết tổng doanh thu đã tạo trên mỗi đợt giảm giá ngày lễ – cohort analysis sẽ nói lên giá trị do người dùng mới tạo ra từ mùa flash sale.

Điều này cung cấp thông tin chi tiết quan trọng về cách phân bổ nguồn lực tốt nhất cho đợt flash sale sắp tới.

5. Chuyển đổi xuất sắc

Một trong những phần thú vị nhất của Google Analytics là khả năng sử dụng máy học để nhìn thấy tác động đến khả năng chuyển đổi của khách hàng.

Thu thập thông tin chi tiết từ các tương tác của khán giả trong lịch sử cho phép các nhà marketer làm quảng cáo và nội dung website liên quan nhiều hơn.

Sử dụng cùng mô hình dữ liệu mà được dùng ở Smart Lists và Smart Goal, Google Analytics có thể tính toán khả năng chuyển đổi của khách hàng trong 30 ngày tới.

Người dùng được ấn định điểm xác suất từ xác suất thấp 1 đến xác suất cao là 100.

Để tính xác suất chuyển đổi, Google Analytics cần:

  • Theo dõi thương mại điện tử phải được triển khai.
  • Thương mại điện tử phải tạo ra hơn 1.000 giao dịch mỗi tháng.
  • Sau khi vượt qua mốc 1 nghìn/ tháng, Analytics sẽ cần 30 ngày dữ liệu để lập mô hình

Báo cáo khả năng chuyển đổi cho phép bạn tạo phân khúc lưu lượng được xây dựng từ nhóm xác suất chuyển đổi và áp dụng những phân khúc đó vào báo cáo của bạn.

Áp dụng phân khúc khả năng chuyển đổi để báo cáo phân tích cho phép bạn trả lời các câu hỏi như:

  • Những kênh nào cung cấp nhiều khả năng chuyển đổi nhất?
  • Con đường chuyển đổi nào là hiệu quả nhất?
  •  Việc giảm ngân sách cho các chiến dịch có ít khả năng chuyển đổi hơn có hợp lý không.

10 bước để khai thác sức mạnh của khả năng chuyển đổi:

  • Mở Google Analytics
  • Chọn Audience
  • Lựa chọn Behavior
  • Lựa chọn Conversion Probability
  • Mở Báo cáo Conversion Probability
  • Kích vào icon ngoài cùng bên phải ở trong nhóm xác suất chuyển đổi phần trăm
  • Đặt tên phân khúc khả năng chuyển đổi
  • Cho phép quan sát nhu cầu của các phân khúc sẵn có
  • Kích vào Create Segment
  • Áp dụng vào báo cáo của bạn

Như hình sau:

su-dung-bao-cao-kha-nang-chuyen-doi-trong-google-analytic
Sử dụng báo cáo khả năng chuyển đổi trong Google Analytics

Có thể bạn quan tâm: Google My Business quan trọng như thế nào?

6. Tùy chỉnh trang tổng quan của Google Analytics

google-analytics

Bạn có thể nhìn thấy hành trình khách hàng được lưu lại thông qua dữ liệu.

Có hai trở ngại khi giải quyết lượng dữ liệu này

  • Rất khó để hiểu tất cả và tốn chi phí để tổ chức
  • Công ty Marketing không đủ người để tiếp cận

Khi các nhà phát triển có sáng kiến muốn khám phá cấu trúc website mới, họ cần dữ liệu để đưa ra yêu cầu cho các nhà quản lý cấp trên.

Hoặc là khi các marketer muốn tạo nghiên cứu điển hình để cho thấy khả năng, họ cần dữ liệu để chia sẻ và xác định thành công.

Một cách để vượt qua những rào cản này là cho phép truy cập dữ liệu. Sau đó chúng ta có thể đưa cho họ hướng dẫn về cách dùng nó.

Google Analytics cung cấp trang tổng quan mặc định tiêu chuẩn cung cấp thông tin chi tiết cơ bản về số lượt truy cập, bao nhiêu trang được ghé thăm và bao nhiêu chuyển đổi tích lũy được.

Trong khi trang tổng quan mặc định là một điểm bắt đầu chắc chắn, giá trị thực của Google Analytics nằm ở trong khả năng trực quan hóa câu trả lời cho các câu hỏi quan trọng nhất của công ty.

Tìm kiếm và trích xuất các dữ liệu này thường cực kỳ tốn thời gian và là một nhiệm vụ quá sức.

Mỗi tháng nhóm của bạn dành ra bao lâu để tạo báo cáo hàng tháng và chuẩn bị cho cuộc họp?

Đó là câu trả lời hiệu quả hơn về chi phí cho sự tiêu hao nguồn lực này của công ty.

Đầu tư vào trang phân tích tổng quan tùy chỉnh, trang này chỉ hiển thị những thông số mà bạn cần.

Mọi thứ bạn muốn nhìn thấy và không thứ gì là bạn không thể, tất cả ở cùng một chỗ, tiết kiệm thời gian tháng này qua tháng khác.

Bạn thậm chí có thể chia sẻ trang tổng quan với người khác trong tổ chức để làm hay tạo báo cáo một cách dễ dàng hơn.

5 bước để trang tổng quan Google Analytics hữu ích

  • Đăng nhập vào Google Analytics
  • Điều hướng đến Customization
  • Kích vào Dashboards
  • Kích vào Create
  • Ở trang tổng quan của Create lựa chọn: 

Blank Canvas – không có vật dụng.

Starter Dashboard – bộ widget mặc định.

Nhập Trang tổng quan được tạo sẵn từ Thư viện giải pháp.

Như hình sau:

su-dung-tinh-nang-dashboards-cua-google-analytics
Sử dụng tính năng Dashboards của Google Analytics
lua-chon-trong-create-dashboards
Lựa chọn trong Create Dashboards

7. Lợi ích của việc phân tích

Đặt dữ liệu thành ưu tiên hàng đầu cho việc hiểu rõ khách hàng hơn giúp cung cấp chiến lược marketing của bạn.

Tìm hiểu kỹ các chỉ số ở cấp độ bề mặt trong Google Analytics và xem dữ liệu cải thiện hiểu biết về hành vi của người dùng.

Sử dụng sự hiểu biết này để kết nối với các khách hàng bằng cách tự nhiên để tạo mối quan hệ và tăng doanh thu.

Danh sách này chỉ có 6 trong nhiều cách tối ưu khi bạn sử dụng Google Analytics.

Hãy luôn nhớ rằng, tạo dữ liệu trong chiến lược marketing giúp bạn dần đạt được lợi thế cạnh tranh.

Trên đây là những kiến thức về cách sử dụng Google Analytics được tổng hợp từ kinh nghiệm của eFox Solution và từ nhiều nguồn khác nhau với mong muốn đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất. Qua bài viết này chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ biết thêm về các cách sử dụng hiệu quả Google Analytics. Đừng bỏ qua bất cứ chỉ dẫn hữu ích nào nhé!

Chia sẻ bài viết nếu nó thật sự hữu ích với bạn nhé!

Đừng bỏ qua dịch vụ Digital marketing tốt nhất và những bài viết hữu ích về marketing của chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm:

Facebook Ads và Google Ads: Cái nào tốt hơn?

15 cách để tối ưu hóa quảng cáo tìm kiếm có trả phí