SEO On-Page Cho Người Bắt Đầu 2021

seo-on-page-cho-nguoi-bat-dau-2020

SEO on-page là một công việc quan trọng liên quan đến tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và quyết định đến thứ hạng của website. Để làm chủ được SEO on-page đòi hỏi lượng kiến thức rộng lớn cũng như bao gồm nhiều khía cạnh. Ở bài viết này, chúng ta sẽ đi từng bước một qua những nhân tố và kỹ thuật thành công on-page quan trọng nhất cho người bắt đầu.

Table of Contents

SEO on-page cơ bản

seo-on-page-co-ban

SEO on-page là gì?

SEO on-page liên quan đến việc tối ưu cấu trúc và nội dung của website – bất cứ thứ gì liên quan đến trên trang đó (ngược lại với SEO off-page).

Nếu bạn tưởng tượng SEO là một bát súp thì SEO on-page và SEO off-page là tất cả nguyên liệu để làm nên một bát súp ngon. Nếu SEO off-page chủ yếu bao gồm việc xây dựng liên kết thì SEO on-page bao gồm 2 khía cạnh: đó là nội dung và công cụ kỹ thuật.

Tại sao bạn nên làm SEO on-page?

Bởi vì SEO on-page là một phần công việc của SEO nên có thể giúp bạn đạt được thứ hạng cao hơn, tiếp cận được lượng người dùng nhiều hơn cũng như tăng lưu lượng không phải trả phí. 

Không giống như SEO off-page, SEO on-page là cái mà bạn có thể kiểm soát được dễ dàng hơn.

Khi nào thì nên SEO on-page?

Một số thứ yêu cầu thiết lập một lần khi bắt đầu với website (cấu trúc trang, HTTPS, tối ưu tốc độ trang) hay các hoạt động khác cần thiết thỉnh thoảng như việc bạn cần tối ưu hóa trên trang trong tài khoản mỗi khi bạn đăng một blog mới.

SEO on-page nên được hoàn thành ngay cả khi bạn đạt được thứ hạng đầu tiên trên SERP bởi vì SEO là một quá trình diễn ra nhanh chóng, kéo dài theo thời gian.

Ai nên thực hiện SEO on-page?

Bất kỳ một người sở hữu website, blogger, online marketer hay chuyên gia SEO đều cần thực hiện SEO on-page. Trên thực tế thì bất kỳ ai cố gắng xếp hạng một website trên trang kết quả công cụ tìm kiếm đều cần đến.

Nhân tố SEO on-page là gì?

Tối ưu hóa on-page bao gồm nhiều bước.

Danh sách 12 nhân tố SEO quan trọng mà có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến thành công của website của bạn:

  • Website có thể thu thập thông tin: Là website mà robot tìm kiếm có thể thu thập thông tin cũng như lập chỉ mục.
  • Cấu trúc trang: Có một cấu trúc website rõ ràng và hợp logic .
  • Outbound Link chất lượng: Website liên kết tới các nguồn bên ngoài có chất lượng cao.
  • Tốc độ trang: Tốc độ tải trang nhanh trên đa thiết bị.
  • Thân thiện với thiết bị di động: Trang hiển thị đúng trên mọi thiết bị cũng như trình duyệt.
  • Sử dụng HTTPS: Website được bảo mật và có một chứng nhận SSL.
  • URL thân thiện với người dùng: Địa chỉ URL trông đơn giản, dễ nhớ và thân thiện với trải nghiệm người dùng.
  • Nội dung nhắm mục tiêu tốt: Trang nhắm mục tiêu theo tìm kiếm cụ thể.
  • Tối ưu hóa từ khóa: Trang sử dụng từ khóa liên quan trong một bối cảnh liên quan.
  • Tối ưu hóa hình ảnh: Hình ảnh được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm.
  • Khả năng đọc và trải nghiệm của người dùng: Văn bản được tối ưu hóa tốt, dễ đọc và đem lại trải nghiệm tốt.
  • CTR: Trang được tối ưu thẻ tiêu đề, mô tả meta để tăng tỷ lệ click chuột.

Về HTTPS và tốc độ trang được xác nhận là nhân tố xếp hạng. Google sử dụng chúng trực tiếp trong thuật toán xếp hạng của nó.

Và vẫn có một số nhân tố không được sử dụng bởi Google hay chỉ ảnh hưởng gián tiếp.

Có một cuộc tranh luận sôi nổi trong các SEOer về việc liệu CTR, outbound link có tác động đến thứ hạng. Chúng ta sẽ không đi vào cuộc tranh luận ở bài viết này. 

Việc liệu Google sử dụng các nhân tố đó như là nhân tố xếp hạng hay không, điều đó quan trọng bởi vì nó có thể tăng trải nghiệm chung của người dùng hay cung cấp giá trị cho người ghé thăm website.

Lưu ý: Có hàng trăm dấu hiệu xếp hạng nhưng không một ai biết hết 100% một cách chắc chắn chúng là gì và chúng hoạt động như thế nào. Google rất bảo mật về cách thức của họ để ngăn chặn việc lạm dụng xảy ra. Google đưa ra tuyên bố chính thức và xác nhận chỉ về một số khía cạnh cụ thể thuật toán của họ.

Mặc dù không phải tất cả nhân tố được đề cập trong hướng dẫn này là nhân tố xếp hạng, nhưng tất cả chúng có mối quan hệ tương quan với thứ hạng cao hơn. Điều đó có nghĩa rằng trang được xếp thứ hạng cao thường có kết quả rất tốt ở những nhân tố đó trong việc tối ưu hóa on-page. 

Những phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về các nhân tố đó. 

Hãy bắt đầu với kỹ thuật SEO.

Công cụ kỹ thuật

hinh-anh-seo-on-page

SEO on-page bao gồm tối ưu hóa kỹ thuật trên phạm vi lớn. Đối với nhiều người đó chỉ là điều khó khăn cần thiết nhưng việc hiểu biết các nguyên tắc cơ bản thật sự không khó như vậy.

Kiểm tra khả năng truy cập của robot và việc lập chỉ mục trang.

Khả năng truy cập của trang bạn là nền tảng cho kỹ thuật SEO. Công cụ tìm kiếm thu thập trang web và lập chỉ mục chúng trong cơ sở dữ liệu để hiển thị kết quả liên quan nhất cho người dùng.

Bạn có thể biết được trang của bạn có được lập chỉ mục hay không nhờ vào Google Search Console. Google Search Console có thể giúp bạn phân tích thứ hạng từ khóa, CTR, khả năng bị nhận án phạt từ Google của website.

Làm thế nào để kiểm tra nếu trang của bạn đang ở trên Google?

Sử dụng Google Search Console, điều hướng đến Coverage, chọn Excluded cà kiểm tra để kiểm tra nếu có bất kỳ trang nào được lập chỉ mục trên danh sách.

vi-du-ve-kiem-tra-trang-cua-ban-co-o-tren-google
Ví dụ kiểm tra trang của bạn có xuất hiện trên Google

Bạn có thể thấy nhiều trang bị loại trừ, như ở trên ví dụ là 163. Nó có thể hoặc không phải là vấn đề. Google Search Console sẽ cho bạn thấy tất cả trang không được bao gồm và nó tùy thuộc và quyết định của bạn về danh sách nên hay không nên được lập chỉ mục bởi Google.

Bạn có thể nhìn thấy các trang như thế này:

  • URL tạo tự động trong CMS như /embed/, /feed/, /wp-admin/
  • URL sử dụng các thông số như ref, tag, utm
  • Trang được đánh số như page=2, /page/2/

Không cần phải lo lắng vì bạn không cần những trang đó được lập chỉ mục.

Nhưng nếu bạn nhận thấy tầm quan trọng của URL ở các landing page, bài đăng blog, danh mục hay sản phẩm thì đó có thể là vấn đề.

Vấn đề này có thể xảy ra bởi vì một ít lỗi trên website như việc đặt thuộc tính noindex sai vị trí hay có nhiều vấn đề nghiêm trọng như sao chép nội dung hay nội dung quá nghèo nàn.

Nếu bạn gặp vấn đề như vậy, cố gắng tìm các lý do có thể xảy ra hay thuê chuyên gia SEO có thể giúp bạn.

Mẹo cho bạn: Có một cánh nhanh chóng khác có thể giúp bạn biết được liệu website của bạn có được lập chỉ mục hay không. Bằng cách nhìn vào trang SERP của Google để:

  • Nhìn thấy được số lượng xấp xỉ trang được lập chỉ mục bằng site:yourdomain.xy
  • Nhìn thấy được trang cụ thể được lập chỉ mục bằng site: yourdomain.xy/page
vi-du-kiem-tra-xem-trang-co-duoc-lap-chi-muc
Cách kiểm tra trang của bạn có được lập chỉ mục hay không

Nếu bạn nhìn thấy số lượng trang được lập chỉ mục thấp một cách đáng ngờ hay không tìm thấy bất kỳ trang nào được lập thì trang của bạn có thể có vấn đề với việc lập chỉ mục.

Xây dựng cấu trúc trang hoàn hảo

Cấu trúc trang là một trong những thứ mà bạn nên nghĩ ngay trước khi cho ra đời một website bởi vì nó có thể khó khăn trong việc chỉnh sửa sau đó.

Để có một trang có cấu trúc tốt, dễ dàng đọc hiểu thì rất quan trọng vì 2 lý do chính:

  • Nó giúp cho trang thân thiện hơn với việc thu thập dữ liệu
  • Giúp tăng trải nghiệm của người dùng.

Hãy cùng đi đến những bước cụ thể để bạn có thể tối ưu hóa cấu trúc website của bạn một cách hoàn hảo:

Sitemaps: 

site-map

Nếu bạn có một website lớn với hàng trăm, thậm chí hàng ngàn trang bạn có thể dùng sitemap.

Sitemap là một thư mục đơn giản (thông thường là một .xml) với đường dẫn đến tất cả trang của bạn. Nó giúp cho việc thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm tìm thấy tất cả trang mà bạn muốn được thu thập và lập chỉ mục tại một chỗ.

Có rất nhiều thông tin bị bỏ qua khi bọ thu thập đến sitemap nên hãy nhớ rằng:

  • Có một sitemap không liên quan đến nhân tố xếp hạng và nó không đem cho bạn điểm tối đa từ Google.
  • Nếu bạn có một website với lượng thông tin ít, đơn giản thì bạn không cần dùng đến sitemap. Google có thể thu thập và lập chỉ mục nội dung của bạn mà không cần đến sitemap.

Độ sâu của cấu trúc

Cấu trúc của website không nên quá sâu vì công cụ tìm kiếm có thể thu thập tất cả nội dung quan trọng một cách dễ dàng và mọi người có thể tìm nội dung tò mò một cách nhanh chóng.

Khi thiết kế điều hướng website, sử dụng quy luật 3 click. Quy luật 3 click nói rằng: một người sử dụng website của bạn để tìm kiếm bất kỳ thông tin nào với không quá 3 cú click chuột từ trang chủ.

Có 2 loại liên kết bạn nên dùng để đạt được điều đó:

  • Liên kết cấu trúc (điều hướng ở menu hay chân trang, breadcrumbs – tập hợp liên kết giúp người dùng xác định vị trí hiện tại trên website, nút call-to-action). Chúng đi theo chiều dọc dựa trên thứ bậc của trang. 
  • Liên kết theo ngữ cảnh (liên kết chèn vào các từ, liên kết nếu quan tâm) không phụ thuộc vào hệ thống phân cấp.

Độ sâu của cấu trúc là việc kết nối gần với các liên kết nội bộ.

Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tầm quan trọng của liên kết nội bộ.

Liên kết nội bộ – Internal Link

internal-link

Liên kết nội bộ là một cách tuyệt vời để giữ chân người đọc trên trang của bạn. Chúng tăng tương tác của người dùng và tăng thêm giá trị bằng cách cung cấp nguồn liên quan đến trang.

Liên kết nội bộ cũng nói cho công cụ tìm kiếm trang nào quan trọng và làm như thế nào để tới đó.

Lưu ý: Có khía cạnh khác của liên kết nội bộ mà bạn nên xem xét – anchor text. Nó mang thông tin quan trọng về nội dung của trang được liên kết.

Khi viết một blog, cách dễ dàng để sử dụng liên kết nội bộ là theo mô hình cụm chủ đề. Nó giúp cho bạn lập nhóm các bài đăng liên quan và đưa ra  sự chú ý cho mảnh nội dung quan trọng nhất.

Có 2 loại nội dung chính về mô hình cụm chủ đề:

  • Nội dung trụ cột: Một bài đăng theo mẫu dài hay trang bao gồm chủ đề đa dạng
  • Nội dung cụm: Bài đăng blog hỗ trợ giải thích chi tiết các chủ đề phụ

Có bao nhiêu liên kết nội bộ bạn nên sử dụng?

Điều này tùy thuộc vào độ dài của văn bản. Nhiều liên kết nội bộ ở trên cùng một trang hoàn toàn ổn cho SEO, bạn chỉ cần làm cho chúng tự nhiên hơn và đừng đi vào sâu quá.

Như một ví dụ, kiểm tra xem có bao nhiêu liên kết nội bộ chúng ta sử dụng ở bài viết này. Nó rất nhiều!

Miễn là các liên kết nội bộ là liên quan và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt, bạn không cần phải lo lắng về số lượng.

Mẹo: Nếu bạn chạy một blog, nhìn vào bài báo gần nhất và kiểm tra xem có bao nhiêu liên kết đến trang khác trong website của bạn. Nếu không có, kiểm tra hết các bài đăng đó trên blog có thể liên quan đến người đọc. Nếu có, hãy liên kết chúng! Làm cho quá trình này như một phần công việc trước khi phát hành một bài viết.

Liên kết đến nguồn bên ngoài chất lượng

Rất nhiều người bắt đầu SEO do dự việc liên kết đến website khác ngoài website của mình. Họ nghĩ rằng sức mạnh và giá trị của trang của họ sẽ bị chuyển cho website khác và sẽ bị ảnh hưởng đến quyền hạn.

Sự thật là liên kết ra ngoài có thể đem lại lợi ích to lớn cho bạn.

John Mueller từ Google nói rằng: “Quan điểm của chúng tôi, liên kết ra bên ngoài trang khác hay liên kết từ trang của bạn đến trang của người khác không thực sự là nhân tố xếp hạng. Nhưng nó có thể mang giá trị cho nội dung của bạn và nó có thể chỉ cho chúng tôi sự liên quan khi tìm kiếm.

Tất nhiên việc liên kết ra bên ngoài nên đáp ứng được các điều kiện nhất định như:

  • Nên được hoàn thành có chừng mực
  • Bạn nên liên kết đến website chất lượng
  • Nó cần liên quan đến nội dung của bạn và trông thật tự nhiên.

Có lợi ích khác của liên kết bên ngoài: cái bạn liên kết đến là dấu hiệu cho biết trang của bạn nói về gì.

Có bao nhiêu liên kết ra bên ngoài thì sẽ ổn?

Lời khuyên duy nhất cho bạn cho câu hỏi này là sử dụng phương tiện thông thường và nghĩ về người đọc. Một bài viết với quá nhiều liên kết ra bên ngoài chắc chắn không đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng.

Và điều cuối cùng là hãy cẩn thận website mà bạn liên kết đến.

Các website hợp pháp có xu hướng liên kết đến các website hợp pháp chứ không bao giờ liên kết đến trang kém chất lượng và bị spam. Bằng cách này, nó khá dễ dàng để phát hiện mạng lưới trang web bị spam. Cho Google thấy website của bạn thuộc về mạng lưới các trang hợp pháp.

Có thể bạn quan tâm: Backlink là gì? 10 cách xây dựng backlink chất lượng 2020

Tăng tốc độ tải trang

toc-do-trang

Tốc độ trang là một nhân tố xếp hạng và lý do cho điều này rất rõ ràng. Ở thời đại phát triển nhanh chóng này, không một ai sẵn sàng chờ đợi thông tin từ một trang nếu có một lựa chọn nhanh hơn.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn mở một trang và phải chờ đợi lâu hơn, giả sử đợi 3 giây? Bạn chắc chắn sẽ bấm nút quay lại và tìm kiếm các kết quả khác.

Google thu thập các dấu hiệu này và sẽ xem xét chúng trong thuật toán của nó.

Để kiểm tra tốc độ tải trang, bạn cần sử dụng PageSpeed Insights từ Google. Bên cạnh việc cho điểm tốc độ, bạn cũng có thể có được cách và gợi ý làm như thế nào để tăng tốc độ tải trang. 

PageSpeed Insights sẽ chỉ cho bạn thấy kết quả của một trang tại một thời điểm. Lựa chọn nhiều loại trang khác nhau như trang chủ, trang blog, trang sản phẩm và kiểm tra tất cả.

Đừng quên rằng với mobile-first indexing, Google trông đợi và trang web của bạn thông qua thiết bị di động. Vì thế, bạn nên đặt chú ý cụ thể tới tốc độ trang trên thiết bị di động.

Việc đạt được 100 điểm về tốc độ tải trang hầu như không thể xảy ra trên thiết bị di động vì vậy đừng quan tâm quá nhiều về nó. Chỉ cố gắng vượt qua vùng màu đỏ thì trang của bạn đã khá ổn.

Để thực hiện tất cả nội dung kỹ thuật một cách hoàn hảo, bạn cần làm một developer hay bạn cần biết về một số thứ liên quan đến rút gọn HTML/CSS hay thành phần DOM.

Mặt khác có một số thứ bạn có thể làm ngay cả nếu bạn không phải là một web developer.

Để có được nhiều người dùng nhất, kết hợp các phương pháp chính hay nhất này sẽ đủ để giữ tốc độ website ở mức độ hài lòng.

Lựa chọn web hosting phù hợp

Hosting có một tác động đáng kể đến tốc độ trang, vì vậy hãy chắc chắn hosting bạn chọn là nhà cung cấp đáng tin cậy.

Bạn không cần lo lắng về mili giây và đừng mong đợi hiệu năng tuyệt vời từ nhà cung hosting với giá 0,10$/tháng.

Những thứ mà bạn nên xem xét như:

  • Tốc độ
  • Thời gian hoạt động
  • Vị trí máy chủ

Tối ưu hóa hình ảnh

toi-uu-hoa-hinh-anh

SEO hình ảnh là một trong những điều quan trọng nhất khi nói đến tốc độ trang.

Thư mục hình ảnh quá lớn sẽ tốn thời gian để tải (có thể là vài giây trong thế giới SEO). Vì thế bạn nên tối ưu hóa kích cỡ hình ảnh và tìm ra phương pháp cân bằng giữa kích cỡ và chất lượng.

Và đừng quên nén thư mục hình ảnh. Bạn có thể dùng công cụ TinyPNG, một công cụ hiệu quả và cũng như là một plugin của WordPress.

Tệp hình ảnh lớn là vấn đề phổ biến nhất gây ra việc tải trang chậm. Hãy chắc chắn rằng bạn không gặp phải trường hợp như vậy.

Cố gắng giữ tệp hình ảnh dưới 100kB để việc tải trang trở nên nhanh chóng hơn.

Có thể bạn quan tâm: 11 mẹo SEO hình ảnh quan trọng bạn cần phải biết

Kích hoạt bộ nhớ đệm của trình duyệt

Mỗi khi ai đó ghé thăm website của bạn, tất cả các thành phần sẽ được tải. Những thành phần đó lưu trữ tại một kho tạm thời ở trong trình duyệt của họ gọi là cache. Nếu họ ghé thăm trang của bạn lần nữa, website này có thể được tải từ bộ nhớ đệm.

Bộ nhớ đệm đảm bảo rằng website của bạn sẽ nhanh hơn với các khách hàng quay lại.

Nếu bạn sử dụng WordPress, có rất nhiều plugin bộ nhớ đệm mà bạn có thể thêm vào để sử dụng như đòn bẩy lợi ích cho bộ nhớ đệm của trình duyệt và tăng tốc độ cho trang của bạn.

Xem xét một CDN

c-d-n
Content Delivery Network

CDN là content delivery network – một nhóm server đặt tại nhiều vị trí khác nhau để hỗ trợ nội dung được trải dài tại nhiều khu vực khác nhau. Hãy nói về một hosting từ Đức nhưng bạn cũng có rất nhiều khách ghé thăm từ Mỹ. Làm như thế nào để bạn có thể chắc chắn rằng trang sẽ có tốc độ nhanh cho tất cả mọi người ngay cả khi server đặt xa nơi họ sống?

Câu trả lời là sử dụng CDN để lưu trữ hình ảnh và thậm chí toàn bộ trang.

Nhà cung cấp CDN có máy chủ trên mỗi lục địa và lưu trữ các hình ảnh, trang từ máy chủ gần nhất với người dùng để giúp tốc độ tải trang nhanh nhất có thể.

Làm website của bạn trở nên thân thiện với thiết bị di động

Trong nhiều trường hợp, mobile first index của Google ưu thích các trang được tối ưu cho thiết bị di động.

Có một vài lựa chọn cho di động như trang di động riêng hay thiết kế tự điều chỉnh. Mỗi cái có lợi thế cũng như bất lợi riêng của nó nhưng giải pháp tốt nhất cho SEO và việc phân tích ngày nay là phiên bản tự điều chỉnh.

Nếu bạn sử dụng WordPress thì hầu hết chủ đề đều được xây dựng để tự điều chỉnh.

Để chắc chắn, bạn có thể kiểm tra độ thân thiện với thiết bị di động bằng Mobile-Friendly Test từ Google.

vi-du-ve-kiem-tra-do-than-thien-voi-thiet-bi-di-dong
Website thân thiện với thiết bị di động

Nếu trang của bạn không thân thiện với thiết bị di động, thì có một số cách cụ thể sau bạn có thể làm:

  • Cài đặt một chủ đề tự điều chỉnh hoặc thuê một developer để làm việc với việc tự điều chỉnh của website.
  • Đơn giản hóa menu để làm nó rõ ràng trên thiết bị di động.
  • Nén kích thước hình ảnh để cải thiện tốc độ trang.
  • Loại bỏ các cửa sổ bật lên chiếm hết website của bạn.
  • Tối ưu văn bản bằng cách tránh các khối văn bản dài và đảm bảo kiểu chữ dễ đọc trên thiết bị di động.
  • Xem xét AMP. AMP – Accelerated Mobile Pages là kỹ thuật cho phép phân phối nội dung nhanh hơn trên thiết bị di động, nó rất hữu dụng cho trang blog lớn hay tin tức và tạp chí.

Bảo mật website của bạn

Trang của bạn có được bảo mật và chạy trên HTTPS? Nếu bạn vẫn sử dụng http://, bạn có thể có một số vấn đề.

Vào năm 2014, Google thông báo rằng HTTPS trở thành một nhân tố xếp hạng. Vì thế việc xếp hạng có thể giúp cho website được xếp hạng tốt hơn, đặc biệt nếu trang của bạn bị so sánh với trang khác với cùng chất lượng nhưng không có chứng chỉ SSL.

Bên cạnh đó một website không được bảo mật có thể có tác động tiêu cực đến khu vực khác như:

  • CTR
  • Tỷ lệ thoát
  • Doanh số
  • Độ tin cậy

Vì thế bạn hãy sử dụng chứng chỉ SSL – Secure Socket Layer (chứng chỉ bảo mật cấp độ thế giới). Hiện tại thì bạn không phải trả tiền cho chứng chỉ này. Let’s Encrypt cung cấp chứng chỉ SSL miễn phí mà tự động cung cấp bởi tất cả nhà cung cấp web hosting chính.

Tạo địa chỉ URL ngắn và đơn giản

Địa chỉ URL trang của bạn là gì trên trang kết quả tìm kiếm? Chúng có giúp hiểu được nội dung trong website đó?

Có một số phương pháp hiệu quả liên quan đến URL:

  • Ngắn hơn sẽ tốt hơn
  • Chia các từ với dấu gạch ngang “-”
  • Bạn nên bao gồm từ khóa trọng tâm
  • Không sử dụng chữ số và các ký tự đặc biệt

URL nên ngắn gọn và mang tính mô tả vì nó trông sẽ tốt hơn và trông ý nghĩa hơn với người dùng. Ngoài ra nếu bạn có URL được cấu trúc tốt, Google sẽ tạo đường dẫn để hiển thị trong các đoạn mã trên SERP.

Tối ưu hóa nội dung

Nếu bạn không tối ưu nội dung của bạn trên Google, mọi người sẽ có khả năng không tìm thấy nó. Mặt khác, bạn không nên tối ưu chỉ cho công cụ tìm kiếm. Bạn cần phải tập trung và cả người đọc và công cụ tìm kiếm cùng lúc.

Nghiên cứu từ khóa của bạn

nghien-cuu-tu-khoa

Mặc dù hầu hết các hướng dẫn SEO on-page không liên quan đến nghiên cứu từ khóa, nó vẫn là một bước cần thiết khi tạo một nội dung mới. Vì thế nó xứng đáng được nhắc đến tại đây.

Tại sao nghiên cứu từ khóa là quan trọng? Vì nó giúp bạn:

  • Tìm ý tưởng chủ đề mới
  • Tìm thấy cụm từ phổ biến, liên quan và dễ dàng để xếp hạng 
  • Hiểu cái mọi người quan tâm đến

Điểm cuối đặc biệt quan trọng khi tối ưu hóa on-page. Nghiên cứu từ khóa sẽ cho bạn biết cái mà mọi người đang tìm kiếm và với số lượng bao nhiêu. Nó cũng giúp bạn nhìn thấy câu trả lời chính xác họ có và cụm từ gì họ tìm kiếm cho câu trả lời.

Dựa vào đó bạn có thể bắt đầu tạo nội dung mà sẽ được thiết kế hoàn hảo với khách hàng của bạn, Google và người dùng sẽ yêu thích nó.

Google đã phát triển theo từng năm qua, việc nghiên cứu từ khóa cũng vậy. Ngày nay, trọng tâm của việc nghiên cứu từ khóa nằm ở các điều sau.

  • Chất lượng nội dung: Nghiên cứu từ khóa không giúp bạn nếu nội dung nghèo nàn, nội dung chất lượng nên là ưu tiên số một của bạn.
  • Nghiên cứu từ khóa chuyên đề: Nghiên cứu từ khóa không chỉ là việc tìm kiếm từ khóa mục tiêu, nó còn là về hiểu biết toàn bộ chủ đề, các điều khoản và chủ đề phụ liên quan tới nó.
  • Mục đích tìm kiếm: khối lượng tìm kiếm và độ khó của từ khóa không chỉ là thứ cần tập trung khi tìm kiếm từ khóa, cẩn thận về mục đích phía sau các truy vấn đó.

Có thể bạn quan tâm: Tips nghiên cứu từ khóa và nội địa hóa nội dung

Đánh đúng mục đích tìm kiếm

Google đang trở nên tốt hơn trong việc hiểu loại kết quả mà mọi người muốn nhìn thấy.

Nó sử dụng thuật toán được gọi là Google RankBrain để kiểm tra các tìm kiếm khác nhau và học các đáp ứng mục đích tìm kiếm sau mỗi truy vấn.

Theo truyền thống, chúng ta phân biệt 4 loại mục đích tìm kiếm cơ bản dựa trên hành vi của người dùng:

  • Điều hướng: truy vấn mà phục vụ với mục đích điều hướng tới trang cụ thể mà người dùng muốn.
  • Thông tin: truy vấn chung tìm kiếm một số thông tin
  • Giao dịch: truy vấn dẫn trực tiếp đến mua hàng online
  • Thương mại: truy vấn mà trước khi mua hàng online

Làm như thế nào để bạn biết liệu nội dung của bạn hài lòng mục đích tìm kiếm của người dùng phía sau từ khóa?

Trong hầu hết trường hợp, một cách rất hiệu quả để đánh đúng mục đích tìm kiếm là để Google xếp hạng từ khóa bạn muốn và kiểm tra kết quả.

Bạn có thể thấy cái gì? Đó là trang bài đăng blog, danh mục sản phẩm, đánh giá, trả lời diễn đàn, tin tức, phỏng vấn, hình ảnh hay video?

Tại sao mục đích tìm kiếm lại trở nên quan trọng?

Nếu bạn đang sở hữu một cửa hàng thương mại với dụng cụ leo núi và bạn muốn tăng hạng cho trang sản phẩm giày leo núi bán tốt nhất cho từ khóa “giày leo núi tốt nhất”.

Sẽ có vấn đề nếu bạn nhìn vào trang kết quả tìm kiếm. Bạn sẽ không nhìn thấy trang sản phẩm trong SERP, thay vì đó Google xếp hạng đánh giá về giày leo núi từ các trang web liên kết khác nhau.

Google xem mục đích tìm kiếm phía sau truy vấn đó như thương mại, không phải giao dịch vì thế nó xếp hạng trang với loại nội dung như vậy.

Vì vậy ngay cả khi bạn tối ưu trang sản phẩm một cách hoàn hảo và tạo nội dung phù hợp, bạn hầu như chắc chắn không xếp hạng được từ khóa “giày leo núi tốt nhất”.

Tối ưu cho từ khóa trọng tâm

SEO không phải là về tìm kiếm từ khóa và nhồi nhét nó bất cứ nơi nào có thể.

Nó là một phương pháp chung để lấy một từ khóa trọng tâm và sử dụng ở thành phần on-page chính như thẻ tiêu đề, heading, đoạn văn bản và anchor texts.

Nó không quan trọng về việc bạn không nên sử dụng các từ khóa khác và không thể lên hạng với các từ khóa đó ở phần nội dung của bạn…

Từ khóa trọng tâm chỉ giúp bạn tập trung vào nội dung ở một chủ đề cụ thể.

Khi nhắc đến tối ưu hóa từ khóa, có một quy luật đơn giản: Đừng ép buộc.

Nếu từ khóa trọng tâm của bạn là “chiến thuật content marketing tốt nhất cho doanh nghiệp nhỏ”, nó thật là một việc điên rồ khi sử dụng tất cả thành phần trên bài viết để nhắc đến nó.

Có thể bạn quan tâm: 28 công cụ miễn phí giúp nghiên cứu từ khóa

Thẻ tiêu đề và mô tả meta

Cách tốt nhất là hãy sử dụng từ khóa trọng tâm ở thẻ tiêu đề của trang.

Hãy nghĩ về các khách ghé thăm tiềm năng. Nếu họ đang tìm kiếm cho “làm kem tại nhà”, họ chắc chắn sẽ mong đợi từ khóa được hiển thị ở tiêu đề của website.

Nó cũng có tác dụng hiệu quả khi áp dụng vào mô tả meta. Chỉ cần nhớ rằng Google có thể thay thế mô tả meta của bạn với đoạn ngẫu nhiên nếu nó tìm thấy phù hợp hơn với người dùng.

Cả thẻ tiêu đề và mô tả meta ảnh hưởng đến CTR của bạn một cách mạnh mẽ, vì thế hãy chắc chắn rằng chúng trông thật hấp dẫn.

URL

Mặc dù từ khóa ở URL hầu như không ảnh hưởng thứ hạng của bạn, nhưng đó cũng là một cách hay mà bạn có thể cải thiện trải nghiệm chung của người dùng và CTR.

URL nên thật đơn giản và cung cấp đầy đủ thông tin.

Có một lý do quan trọng khác mà bạn nên bao gồm từ khóa trọng tâm ở địa chỉ URL. Nếu liên kết của ai đó với URL rỗng, từ khóa sẽ là một phần tự nhiên của anchor text.

Tiêu đề và tiêu đề phụ

Cho thẻ heading H1, bạn có thể sử dụng các từ giống với thẻ tiêu đề, mặc dù bạn không giới hạn bởi độ dài ở thẻ này quá nhiều.

Việc sử dụng một cách chiến lược các từ khóa được nhắm mục tiêu khác, từ đồng nghĩa và cụm từ có liên quan trong các tiêu đề khác cũng rất tốt.

Đoạn văn bản

Từ khóa trọng tâm nên xuất hiện ở đoạn văn bản. Bạn chỉ cần một lời khuyên quan trọng: Quên việc phủ rộng từ khóa và viết một cách tự nhiên nhất có thể.

Tên file hình ảnh và alt texts

Google hình ảnh chiếm 23% của thị phần công cụ tìm kiếm (nhiều hơn Youtube, Bing, Yahoo, Facebook và Amazon). Đó là một lưu lượng khổng lồ đầy tiềm năng.

Đó là lý do bạn cần phải thêm all text cho tất cả hình ảnh trên website.

Công cụ tìm kiếm không thể đọc được nội dung của hình ảnh, nhưng chúng có thể đọc alt text mà mô tả nội dung của hình ảnh.

Nếu bạn sử dụng WordPress, bạn có thể thêm alt text cho tất cả mọi hình ảnh một cách trực tiếp ở media gallery.

Làm thế nào để viết một alt-text

Hãy tưởng tượng một người đang tìm xe đậu tại một bãi rộng lớn và có hàng trăm xe và bạn cần hướng dẫn anh ấy đến xe của bạn. 

Việc chỉ nói cho anh ấy về “chiếc xe trắng” hay “Range Rover” thì thật sự rất khó để tìm kiếm. Nhưng nếu bạn thay đổi thành “ Một chiếc Range Rover trắng với nhãn dán hình vuông màu vàng trên cửa bên trái”, bạn của bạn sẽ biết chính xác cái xe mà bạn đang nói đến.

Hãy thật cụ thể và mô tả phù hợp.

Anchor texts

cac-loai-anchor-text

Anchor text là phần văn bản có thể click chuột vào dẫn đến một liên kết khác. Nó giúp cả Google và người dùng hiểu được liên kết đó nói về cái gì.

Vì vậy nếu bạn liên kết đến trang khác trên website của bạn hãy sử dụng từ khóa phù hợp, nó có thể là dấu hiệu cho Google để xếp hạng chúng cao hơn cho những từ khóa đó.

Đây là một số cách hiệu quả khi nhắc đến anchor text nội bộ:

  • Cố gắng tránh anchor text như “tại đây”, bấm vào đây”. Cố gắng mô tả trang liên kết bằng cách cụ thể.
  • Không sử dụng cùng anchor text lặp lại nhiều lần. Mặc dù bạn có thể hơi lỏng lẻo với các liên kết nội bộ nhưng nó tốt hơn trong việc có đa dạng anchor text khác nhau.

Có thể bạn quan tâm: Anchor Text là gì? Toàn bộ kiến thức về anchor text

Một số lưu ý quan trọng

Quay lại cái chúng ta nhắc đến đầu chương này: SEO không phải việc tìm kiếm từ khóa và nhồi nhét chúng ở bất cứ nơi nào có thể.

Mặc dù từ khóa trọng tâm là công cụ tuyệt vời để giúp bạn theo dõi cách tốt nhất để tối ưu từ khóa, nhưng nó có thể là một con dao có hai lưỡi.

Nếu bạn tối ưu một cách quá mức trang của bạn, nó có thể thực sự ảnh hưởng đến thứ hạng.

Trên thực tế, nếu bạn tạo một nội dung được viết tốt, toàn diện thì bạn có thể tăng hạng cho cụm từ mà bạn thực sự không viết cho văn bản.

Nội dung chất lượng và dễ đọc

Không quan trọng tối đa trang web bạn tốt đến mức nào vì bạn không thể xếp hạng nếu nội dung của bạn không đáp ứng chỉ tiêu chất lượng.

Đây là một số điều bạn nên nhớ: Không thể SEO mà không có nội dung chất lượng.

Chúng tôi đã đề cập đến nội dung của bạn cần phải đạt được mục đích tìm kiếm chính xác và trả lời được câu hỏi của người dùng. Bây giờ, sẽ là hai nhân tố on-page quan trọng hơn: độ dài nội dung và nội dung dễ đọc

  • Độ dài nội dung

Nội dung dài hơn sẽ tốt hơn cho việc xếp hạng của bạn. Đây có thể là tiền đề mà bạn đã nghe nhiều lần. 

Có một lý do: Có rất nhiều đề nghị cho rằng có sự tương quan giữa độ dài và thứ hạng. Độ dài trung bình của các bài đăng thứ hạng đầu tiên là khoảng 2000 từ.

Sự thật là không phải số lượng từ mang đến thứ hạng cao, nhưng trên thực tế bài đăng dài thường bao trùm chủ đề một cách toàn diện nhất.

Thay vì số lượng từ thì bạn nên tập trung vào việc có câu trả lời chính xác nhất.

Tuy nhiên, một trang sản phẩm cửa hàng trực tuyến lại không yêu cầu hàng ngàn từ. Người dùng mong đợi thông tin quan trọng nhất về sản phẩm một cách đơn giản, dễ nhìn, dễ đọc.

Bao trùm chủ đề là cách tốt nhất có thể và hãy luôn nghĩ về người dùng. Nếu bạn làm được điều đó, độ dài nội dung không quá quan trọng.

  • Nội dung dễ đọc

Nội dung dễ đọc là một trong những nhân tố quan trọng mà ảnh hưởng đến trải nghiệm chung của người dùng trên trang của bạn. Hầu hết người dùng Internet không đọc văn bản trên trang từng từ một. Họ chỉ đọc lướt những thông tin quan trọng nhất.

Vì vậy bạn hãy nghĩ về điều đó khi viết nội dung cho website.

Hãy chú ý những thứ cơ bản ảnh hưởng đến khả năng đọc trên trang của bạn.

Cấu trúc trang

Cấu trúc trang theo logic và sử dụng tiêu đề một cách thích hợp.

Hãy nhớ rằng thẻ H1-H6 là các thẻ ngữ nghĩa. Chúng giúp cho công cụ tìm kiếm hiểu được hệ thống phân cấp của nội dung. Chúng không nên sử dụng vì mục đích tạo kiểu.

Kiểu chữ

Đầu tiên, bạn nên lựa chọn kiểu chữ đúng, phù hợp.

Không nên thử nghiệm với kiểu chữ nội dung chính của bạn và sử dụng Open Sans, Montserrat, Lato, Roboto hay kiểu chữ thường dùng.

Về kích cỡ chữ, bạn không nên để thấp hơn 16 pixels.

Có rất nhiều website sử dụng kích cỡ chữ 12 pixels và khiến cho người dùng phải zoom lên để có có thể đọc hay hầu như bấm nút quay về.

Không có tường văn bản

Tránh đoạn văn bản quá dài và chán. Làm giàu đoạn văn với nhiều kiểu đa dạng và loại nội dung khác nhau để là nó trở nên thú vị hơn.

  • Tách đoạn
  • In đậm và in nghiêng
  • Chỉ mục
  • Hình ảnh/ Độ thị
  • Video được nhúng
  • Câu quote
  • Hộp thông tin

Tất cả những thành phần trên giúp giảm thiểu khả năng người dùng rời khỏi trang quá sớm và khuyến khích họ tiếp tục đọc trang của bạn.

Để cải thiện trải nghiệm chung của người dùng trên trang, bạn cần:

  • Sử dụng thiết kế rõ ràng, không bừa bãi
  • Tránh việc xâm lược quá nhiều quảng cáo
  • Thiết lập  trang dễ dàng điều hướng

Ngữ pháp và phép tu từ

Không đánh giá thấp sức mạnh của ngữ pháp và phép tu từ.

Nếu bạn không tự tin 100% về lĩnh vực này, hãy sử dụng các công cụ online có thể giúp bạn kiểm tra ngữ pháp và sửa lại các lỗi tu từ cơ bản chính xác nhất.

Một trong những công cụ phổ biến trên thị trường là Grammarly. Phiên bản miễn phí sẽ sửa lỗi ngữ pháp, chính tả, dấu câu. 

Một công cụ miễn phí khác giúp kiểm tra ngữ pháp và khả năng đọc là Hemingway Editor. Nó sẽ tô đậm tất cả những câu quá dài cũng như dùng câu bị động, các trạng từ và cụm từ với lựa chọn thay thế đơn giản hơn.

Bạn cũng có thể thử Slick WritePaper Rater

Có thể bạn quan tâm: 11 tips viết content hay để tăng lưu lượng website

Tối ưu hóa CTR

click-through-rate

CTR

CTR hay Click-through-rate là một chỉ số khi người dùng click vào hiển thị trên SERP với tổng số lượng người dùng người nhìn thấy liên kết đó.

Trang của bạn tốt hơn với công cụ tìm kiếm thì sẽ có khả năng tạo ra lưu lượng không phải trả phí chất lượng với tiềm năng tạo ra sự chuyển đổi.

Viết tiêu đề hấp dẫn

Thành phần đầu tiên đóng vai trò to lớn là độ dài của tiêu đề. Nếu tiêu đề quá dài thì Google sẽ cắt xén bớt để hiển thị dễ dàng hơn.

Thẻ tiêu đề nên ít hơn 600 pixel để có thể hiển thị hết.

Đây là một số cách để cải thiện CTR thẻ tiêu đề của bạn.

  • Từ ngữ cảm xúc: Mọi người phản ứng với các cảm xúc, bạn có thể dùng các từ như tuyệt vời, mong đợi, kỳ lạ,…nhưng cẩn thận mọi người có thể phát chán với một số từ được dùng quá nhiều.
  • Câu hỏi: Sử dụng các từ giống như Tại sao, Cái gì, Ai, Khi nào, Như thế nào. Mọi người tìm kiếm cho các câu hỏi và bạn nên cho họ thấy rằng bạn cũng đặt ra câu hỏi giống như vậy.
  • Dấu ngoặc: Bạn có thể sử dụng các ký hiệu như [  ]
  • Số: Số ở trên tiêu đề thường thu hút nhiều sự chú ý hơn
  • Call-to-action: Nút kêu gọi hành động sẽ cải thiện CTR

Cải thiện mô tả meta

Bạn nên chú ý vào mô tả meta. Mô tả meta có thể tăng CTR. Đã có chứng minh rằng trang với mô tả meta sẽ tăng 5,8% click hơn là trang không có mô tả này.

Nếu bạn không viết mô tả meta cho trang, Google có thể trích một đoạn từ trang của bạn và sử dụng nó như mô tả meta. Và tất nhiên việc này chắc chắn không trông tốt như mô tả được viết thủ công và tối ưu hóa tốt. Điều này có thể xảy ra nếu mô tả meta không thích hợp với cụm từ tìm kiếm.

Viết một mô tả riêng cho từng trang, trang chủ, bài đăng và danh mục của bạn.

Khi nghĩ đến trang sản phẩm bạn hầu như chắc chắn có mô tả được tạo tự động. Sẽ tốn thời gian của bạn nếu viết hàng trăm mô tả sản phẩm riêng.

Mô tả meta phù hợp là dưới 960 pixel trên máy tính và dưới 680 pixel trên thiết bị di động. 

Sử dụng dữ liệu được cấu trúc nếu thích hợp

Bạn có chắc chắn dữ liệu được cấu trúc trong kết quả tìm kiếm. Đó là hình thức để đánh dấu thông tin về trang web vì thế công cụ tìm kiếm hiểu nó tốt hơn. Trong trang kết quả công cụ tìm kiếm, dữ liệu được cấu trúc tăng khả năng hiển thị cho trải nghiệm người dùng và CTR.

Bạn có thể sử dụng dữ liệu được cấu trúc với trang sản phẩm, sách, sự kiện, bài báo, công thức, trang điều hướng, ảnh, video, xếp hạng,…

Mặc dù không phải tất cả trang phù hợp với việc sử dụng dữ liệu được cấu trúc, chắc chắn để triển khai thực hiện nó nếu trang web của bạn có chứa một số thông tin được nhắc đến ở trên.

Đừng quên sử dụng favicon

Kể từ khi Google bắt đầu hiển thị favicon ở SERP, chúng trở nên một thành phần ảnh hưởng đến CTR.

Việc đánh giá sức ảnh hưởng của favicon không dễ dàng nhưng ít nhất bạn có thể làm. Favicon còn giúp điều hướng giữa nhiều tab trong một trình duyệt trên thiết bị vi tính.

Kiểm tra và phân tích

kiem-tra-phan-tich

Việc kiểm tra kết quả SEO của bạn rất quan trọng trong dài hạn. Ở chương này sẽ bao gồm các cách cơ bản nhất để kiểm tra cũng như phân tích kết quả SEO.

Kiểm tra thứ hạng từ khóa

Một trong những cách tuyệt nhất để nhìn thấy tác động của hoạt động SEO trên trang của bạn là kiểm tra thứ hạng của từ khóa quan trọng nhất.

Bạn có thể kiểm tra vị trí trung bình của bạn trên Google Search Console.

Nếu bạn thực hiện thay đổi SEO on-page cụ thể nào, hãy đánh dấu ở phần kiểm tra để nhìn thấy liệu nó có tác động nào đến thứ hạng hay không.

Phân tích lưu lượng của trang

Một trong những cách phổ biến nhất để đo lường tác động của tối ưu hóa on-page là sử dụng Google Analytics.

Nếu bạn tập trung vào số liệu chính xác, bạn nên kiểm tra làm thế nào để người đọc phản hồi với nội dung của bạn.

Bạn sẽ có thể so sánh người dùng dành bao nhiêu thời gian trên trang trước khi và sau khi tối ưu hóa, bạn sẽ nhìn thấy liên kết nội bộ được click trên đó và làm như thế nào để vận hành website của bạn. Tất cả dữ liệu này sẽ góp phần to lớn cho bạn trong nỗ lực tối ưu trang.

Lưu lượng truy cập không phải trả phí

Có thêm lưu lượng truy cập tự nhiên là một trong những mục tiêu chính của SEO. Vì thế kiểm tra lưu lượng đến từ công cụ tìm kiếm là những gì bạn nên làm thường xuyên để nhìn thấy được sự tiến bộ của hoạt động SEO.

Để nhìn thấy trang năng suất nhất bạn có thể vào Google Analytic, điều hướng đến Behavior > Site Content > Landing Pages và lựa chọn phần Organic traffic.

Bạn có thể tạo đánh dấu tại mọi thời điểm mà bạn thay đổi đáng kể SEO on-page.

Tỷ lệ thoát – Bounce rate

ty-le-thoat

Chỉ số này cho thấy phần trăm người dùng rời mà không tương tác gì với website của bạn. 

Tỷ lệ thoát có thể thay đổi từ trang này sang trang khác và nó không phải luôn là dấu hiệu tệ.

Một tỷ lệ thoát cao của một bài báo không phải là điều tệ. Nó có thể nghĩa là người dùng đã hài lòng với nội dung của bạn và không cần bất cứ lựa chọn nào thêm nữa. Mặt khác, tương tác với landing page của một cửa hàng online là cái bạn muốn đạt được vì thế tỷ lệ thoát hầu như luôn là điều tệ.

Để phân tích dữ liệu, bạn nên so sánh:

  • Tỷ lệ thoát của các trang đa dạng ( thực hiện phân tích liên quan, so sánh loại trang tương tự (bài đăng blog, trang sản phẩm,…)
  • Tỷ lệ thoát của một trang trước và sau khi được tối ưu.

Số trang trên mỗi phiên

Số liệu này nói cho bạn biết các để làm hiệu quả nội dung trang và giữ chân khách hàng trên trang. Nó cho thấy số lượng trung bình các trang mà người dùng ghé thăm trên một phiên.

Nhìn chung, càng cao càng tốt. Bạn có thể tăng trang trung bình trên mỗi phiên với liên kết nội bộ liên quan để giữ tương tác với người dùng và tăng trải nghiệm cho họ.

Có nhiều lý do đem đến kết quả không như mong đợi. Ví dụ như trang tải quá chậm, không đáp ứng được mục tiêu tìm kiếm hay không có liên kết liên quan và gửi người dùng đến trang khác. 

Bạn có thể so sánh kết quả giữa trang khác nhau và biết được lý do tại sao hiệu năng trang lại thấp hơn những trang khác.

Và đừng quên điểm chuẩn của trang/ phiên. Chúng di chuyển giữa 1,8 và 4,7, với trung bình là 3,0.

Trên đây là tất cả những kiến thức về SEO on-page được tổng hợp từ kinh nghiệm của eFox Solution và từ nhiều nguồn khác nhau với mong muốn đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Qua bài viết này chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về SEO on-page cũng như tầm quan trọng của nó trong công việc của bạn. Đừng bỏ qua bất cứ chiến thuật hữu ích nào nhé!

Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích đừng quên chia sẻ cho mọi người.

Đừng bỏ qua dịch vụ SEO tốt nhấtbài viết hữu ích về SEO của chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm:

8 chỉ số quan trọng cần phải biết khi SEO

101 Tips cải thiện SEO hữu ích 2020

Chiến thuật SEO off-page cho người bắt đầu 2020