Đừng Bỏ Qua 200+ Thuật Ngữ SEO

hon-200-thuat-ngu-SEO-ma-ban-khong-nen-bo-qua

Khi bạn bắt đầu mỗi công việc hay ngành nghề khác nhau thì một trong những yếu tố mà làm bạn khó hiểu, thắc mắc khi lần đầu tiên nghe đến hay đã từng nghe đến ở đâu đó là các thuật ngữ. Đó có thể là các thuật ngữ bằng tiếng Anh, tiếng Việt,…. không quan trọng là ngôn ngữ nào tuy nhiên bạn chắc chắn sẽ có một câu hỏi cần phải giải đáp: Nó là gì? Đối với SEO cũng vậy, để giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn và hiểu rõ hơn về SEO thì bài viết này cung cấp cho bạn hơn 200 điều và định nghĩa về thuật ngữ SEO. 200 là một con số không hề nhỏ và có thể giúp bạn rất nhiều nên đừng bỏ qua các thuật ngữ này để công việc SEO của bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn! Các thuật ngữ sẽ được tổng hợp theo các chữ cái để bạn có thể dễ dàng quan sát cũng như ghi nhớ.

Table of Contents

A

Above the Fold (Nửa trên website)

thuat-ngu-seo-voi-chu-a
Thuật ngữ SEO với A

Đây là từ dùng để chỉ những nội dung xuất hiện đầu tiên trên một trang web trước khi mà người dùng cuộn xuống phía dưới. Thuật ngữ này được bắt nguồn từ các ấn phẩm truyền thống. Khi mà các trang web có quá nhiều quảng cáo, điều đó gây rất nhiều phiền nhiễu cho người xem. Do đó Google đã tạo ra thuật toán bố cục trang từ năm 2012 để giảm thứ hạng của những trang web có quá nhiều quảng cáo trên Above the Fold.

AJAX

Đây là chữ viết tắt của Asynchronous JavaScript and XML. Asynchronous là bất đồng bộ, JavaScript là một ngôn ngữ lập trình, XML là một dạng của ngôn ngữ markup. Đây là một loại lập trình cho phép các trang web hoạt động một cách đồng bộ khi gửi và nhận thông tin từ máy chủ. Các thông tin này có thể thay đổi linh hoạt, dễ dàng, nhanh chóng mà không cần đến việc tải lại.

Algorithm (Thuật toán)

Algorithm có nghĩa là thuật toán, đây là một chương trình máy tính phức tạp sử dụng công cụ tìm kiếm để lấy dữ liệu và chuyển kết quả cho một truy vấn. Trong SEO, công cụ tìm kiếm sẽ sử dụng sự kết hợp của các thuật toán này để chuyển xếp hạng trang web thông qua trang kết quả tìm kiếm. Việc đưa ra các Algorithm giúp việc tìm kiếm các trang web có chất lượng hơn, có ích hơn và giảm thời gian, chi phí cho bộ máy tìm kiếm.

Algorithm Change (thay đổi thuật toán)

Thông thường các thuật toán có sự thay đổi không được chú ý, những tác động của một số thay đổi thuật toán thường xuất hiện khá nhanh. Người ta chia sự thay đổi thuật toán làm 3 dạng:

–         Algorithm Update (cập nhật thuật toán): Công cụ tìm kiếm sẽ thay đổi ký hiệu của thuật toán hiện có.

–         Algorithm Refresh (làm mới thuật toán): Công cụ tìm kiếm sẽ chạy lại thuật toán hiện có bằng cách dùng kí hiệu giống như lần trước.

–         New Algorithm (thuật toán mới): Công cụ tìm kiếm sẽ thêm một thuật toán mới để phát triển chất lượng tìm kiếm tốt hơn.

Alt Attribute (Alt Text)

Alt Attribute dùng để mô tả hình ảnh trên một trang web cho công cụ tìm kiếm có thể hiểu được. Công cụ tìm kiếm sẽ đọc nội dung trong thẻ Alt để hiểu được hình ảnh đó.

Analytics (Google Analytics)

Google-Analytics
Google Analytics

Đây là thuật ngữ chỉ sự thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu để thực hiện hành động trong tương lai dựa và những đã có hay chưa có hiện tại.

Anchor Text

Khi mà bạn đọc một bài báo thì bạn chắc đã từng bắt gặp một số từ mà khi click chuột vào đó nó sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn bằng một trang web được liên kết đến. Những từ đó được gọi là anchor text. Những anchor text này sẽ cung cấp thông tin theo ngữ cảnh về nội dung trang web hay trang được liên kết đến cho mọi người và công cụ tìm kiếm.

AI (Artificial Intelligence)

AI được viết tắt từ Artificial Intelligence hay còn được gọi là trí tuệ nhân tạo. Đây chắc hẳn không phải là thuật ngữ quá mới lạ với chúng ta, đặc biệt trong những năm gần đây với sự phát triển nhanh chóng của AI. Đây là khoa học chế tạo máy tính có có chức năng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi trí thông minh của con người. AI có thể hiểu như một bộ não kỹ thuật số có thể đưa ra và thực hiện các quyết định chính xác mà không cần đến sự hỗ trợ của con người.

Authority

Authority là thuật ngữ chỉ sự kết hợp của công cụ tìm kiếm để đánh giá cũng như xếp hạng trang web đó

B

thuat-ngu-SEo-voi-b
Thuật ngữ SEO với B

B2B

B2B là thuật ngữ được viết tắt từ business-to-business được hiểu là mối quan hệ buôn bán từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp. Trong SEO thì B2B thì sự mua bán có chu kỳ dài hơn cũng như sản phẩm, dịch vụ đắt hơn và những người đưa ra quyết định mua là những người chuyên nghiệp hơn.

B2C

B2C là thuật ngữ được viết tắt từ business-to-customer được hiểu là mối quan hệ buôn bán từ doanh nghiệp đến khách hàng. Trong SEO thì B2C thì sự mua bán có chu kỳ ngắn hơn B2B, hầu hết sản phẩm và dịch vụ có giá thấp hơn và khách hàng là các độc giả.

Backlink

Backlink hay Inbound Link được hiểu là những liên kết từ các trang web, mạng xã hội, diễn đàn,… mà liên kết đến trang web của bạn. Đối với SEO thì backlink rất quan trọng vì một trang web có càng nhiều backlink sẽ gia tăng xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.

Baidu

cong-cu-tim-kiem-baidu
Công cụ tìm kiếm Baidu

Baidu là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất tại Trung Quốc và được sáng lập từ tháng 1 năm 2000 bởi Robin Li và Eric Xu.

Bing

cong-cu-tim-kiem-bing
Công cụ tìm kiếm Bing

Bing là tên công cụ tìm kiếm của Microsoft, đây cũng là một công cụ tìm kiếm rất tốt cho SEO. Bing được ra mắt từ tháng 1 năm 2009 và tên gọi trước đây của Bing là Microsoft Live Search hay MSN Search và Windows Live Search. So với Google thì Bing có một số điểm vượt trội hơn như không có captcha, dễ dàng khi cuộn ảnh hơn, tìm kiếm video nâng cao, có tính năng “My Saves” cho phép lưu tất cả tìm kiếm tại một nơi, cài đặt bảo mật bổ sung,…

Black Box

Đây là một chương trình máy tính phức tạp có đầu vào đầu ra có thể được quan sát, tuy nhiên không có quyền truy cập vào chính quá trình vì tính bảo mật. Ví dụ như thuật toán của Google là một Black Box.

Black Hat (Webspam)

Trong SEO, Black Hat là một phương thức SEO không được Google chấp nhận. Black Hat lách luật quy tắc của bot tìm kiếm để lên top từ khóa trên Google. Đây là một chiến thuật rủi ro ép các công cụ tìm kiếm đưa từ khóa thăng hạng trong thời gian ngắn.

Blog

trang-blog

Đây chắc hẳn là một thuật ngữ quen thuộc với tất cả chúng ta, gọi tắt là weblog là một dạng nhật ký trực tuyến. Blog là một ấn phẩm nội dung được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Nội dung trên các Blog có thể được viết bởi cá nhân hay nhóm đưa thông tin với mọi chủ đề

Bounce Rate (tỷ lệ thoát)

Bounce Rate là tỉ lệ phần trăm người ghé thăm trang web mà rời đi không truy cập vào các trang khác của website đó. Trong SEO thì Bounce là chỉ số giúp bạn đo lường lưu lượng đến trang web hay landing page của bạn.

Bot (Crawler, Googlebot)

Bot là những con bọ tìm kiếm của Google, nhiệm vụ của nó là thu thập thông tin và dữ liệu.

Branded Keyword

Đây là thuật ngữ chỉ những từ khóa thương hiệu. Từ khóa thương hiệu khi mà có nhiều người biết đến có thể tăng lưu lượng trang cho website. Người dùng sẽ kết hợp tìm kiếm giữa key thông tin và thương hiệu khi tiến hành tìm kiếm.

Breadcrumb (Website Navigation)

Đây là một thành phần điều hướng giúp người dùng tìm ra vị trí của họ trong một trang web một cách dễ dàng.

Broken Link

Đây là thuật ngữ để chỉ những liên kết bị hỏng và sẽ dẫn đến “404 not found”. Liên kết bị hỏng khi một trang web offline, một trang web bị gỡ bỏ mà không thực hiện điều hướng, URL được thay đổi mà không điều hướng.

C

Cache

bo-nho-cache

Đây là một công nghệ lưu trữ tạm thời nội dung web để giảm thời gian tải trang và truy cập nhanh hơn trong tương lai.

Cached Page

Đây là một ảnh chụp nhanh của một trang web khi công cụ tìm kiếm lần cuối thu thập thông tin.

Canonical URL

Đây là một yếu tố mã HTML chỉ định URL của trang web được ưa thích. Có thể giúp giảm nội dung trùng lặp nhau khi có quá nhiều URL cùng nội dung.

ccTLD

ccTLD là một tên miền cấp mã quốc gia

Click Bait

Click Bait là thuật ngữ chỉ nội dung được thiết kế để lôi kéo mọi người bấm vào. Click Bait được tạo ra để kiếm tiền từ quảng cáo hay tăng lượt xem cho trang web.

Click-Through-Rate (CTR)

click-through-rate

CTR là tỷ lệ phần trăm mà người dùng bấm vào kết quả tìm kiếm và được tính bằng cách lấy tổng số lượng bấm vào chia cho tổng số lần hiển thị và sau đó nhân cho 100.

Cloaking

Cho thấy sự khác nhau về nội dung hay URLs cho mọi người và công cụ tìm kiếm.

CMS

CMS là thuật ngữ viết tắt từ Content Management System có nghĩa là Hệ thống quản trị nội dung. CMS là một hệ thống dựa trên web cho phép tạo, đăng tải và quản lý tài sản kỹ thuật số.

Co-Citation

Đây là thuật ngữ chỉ tần suất hai trang web được đề cập cùng nhau bởi trang web thứ ba. Hai trang web đó không cần phải liên kết trực tiếp với nhau mà chỉ cần được cùng nhắc tới ở một trang web thứ 3 thì Google vẫn xem như là có liên kết với nhau. Từ đó Google sẽ xem nó như nhân tố quan trọng trong thuật toán để thiết lập sự tương tự chủ đề.

Comment Spam

Thông thường là các bình luận kém, lạc đề hay tự quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của mình được đăng bởi spambots với mong muốn có được liên kết miễn phí nhưng kết quả đem lại vô giá trị.

Competition

Competition có nghĩa là đối thủ cạnh tranh và được chia làm hai loại chính. Đầu tiên, đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những công ty bán sản phẩm tương tự, phục vụ nhu cầu tương tự và target và nhóm khách hàng giống nhau. Tiếp theo, đối thủ cạnh tranh SEO là những công ty cạnh tranh về cùng từ khóa và sự rõ ràng khi tìm kiếm, tuy nhiên đó là những sản phẩm khác nhau, phục vụ nhu cầu khác nhau và nhóm khách hàng khác nhau.

Content

Content có nghĩa là nội dung. Nội dung có thể là các từ, văn bản, hình ảnh hay âm thanh mà chuyển những thông tin có ý nghĩa và cần thiết cho khách hàng. Đây là một trong những nhân tố quan trọng liên quan đến thứ hạng trên Google. Công cụ tìm kiếm đề cao các nội dung với sự hữu dụng, đầy đủ, giá trị, có độ tin cậy, độc lạ và do đó có lưu lượng truy cập trang nhiều hơn.

“Content is King”

content-is-king
Nội dung là vua

“Content is King” có nghĩa là nội dung là vua, được bắt nguồn từ tiểu luận của Bill Gates vào 3/1/996. Đây là một thuật ngữ để cho thấy rằng nội dung là một yếu tố quan trọng cho bạn trong SEO, digital marketing hay liên quan đến sự thành công của bất kì doanh nghiệp nào. Đây là cụm từ thường được các nhà văn, diễn giả sử dụng trên các hội nghị hay ấn phẩm SEO.

Conversion (sự chuyển đổi)

Conversion được dùng để mô tả khi người dùng hoàn thành một hành động mong muốn trên trang web. Các hành động đó có thể là đưa ra quyết định mua, thêm vào giỏ hàng, hoàn thành một biểu mẫu, tải nội dung yêu cầu phí hay xem video.

Conversion Rate (tỷ lệ chuyển đổi)

Tỷ lệ chuyển đổi là phần trăm người dùng hoàn thành một hành động mong muốn và được tính bằng cách lấy tổng chuyển đổi chia cho lưu lượng truy cập trang và nhân với 100.

Conversion Rate Optimization (CRO)

CRO có nghĩa là tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. Đây là quá trình mà nâng cao chất lượng chuyển đổi trên một trang web. Một số chiến thuật phổ biến liên quan đến CRO như thay đổi thiết kế trang web, hình ảnh, giá, nút hành động hay tin nhắn.

Correlation (sự tương quan)

Sự tương quan là mức độ mà một mối quan hệ tồn tại giữa hai hay nhiều yếu tố. Trong SEO, sự tương quan được sử dụng để tìm ra mối quan hệ của các biến trên bảng xếp hạng tìm kiếm bởi tính chất Black Box của thuật toán.

Crawl Budget

Crawl Budget là tổng số công cụ tìm kiếm URLs có thể và muốn thu thập dữ liệu trên một trang web trong một thời gian cụ thể.

Crawl Error

Đây là các URL mà bot công cụ tìm kiếm không thể thu thập được dữ liệu hay các URL trả về một mã “error”.

Crawler

Crawler là một chương trình mà công cụ tìm kiếm sử dụng để thu thập web, các con bot sẽ ghé thăm các trang web và thu thập thông tin và thêm hay làm mới một chỉ số của công cụ tìm kiếm.

Crawling

Đây là quá trình thu thập thông tin, sử dụng các crawler từ các trang web để cập nhật, thêm hay tổ chức chỉ số của công cụ tìm kiếm.

CSS

CSS là viết tắt của Cascading Style Sheets dùng để mô tả các phần từ HTML sẽ xuất hiện trên các trang web và điều chỉnh khi được xem trên các thiết bị khác nhau.

Customer Journey (Buying Process, Customer Decision Journey, the Customer Journey to Online Purchase, Marketing Funnel, Path to Purchase, Purchase Funnel)

Thuật ngữ này dùng để chỉ con đường mà khách hàng đi tới việc ra quyết định mua hàng. Nó bao gồm tất cả những khoảnh khắc mà tại đó một khách hàng tiềm năng tương tác với một thương hiệu. Những tương tác này có khả năng thuyết phục, gây ảnh hưởng và kích thích khách hàng đưa ra quyết định mua. Thông thường việc đi tới quyết định mua hàng được chia làm bốn giai đoạn chính đó là: Nhận thức; Xem xét; Quyết định và Giữ chân. Ngoài ra giai đoạn này còn được biết đến với: See; Think; Do; Care.

D

Data

hinh-anh-data

Data là tất cả những con số đại diện cho khách hàng thực sự. Ai? Cái gì? Khi nào? Tại sao? và Làm như thế nào? Đó là tất cả những điều cần thiết để đưa ra quyết định về chiến lược SEO.

Dead-End Page

Dead-End Page là một trang web liên kết đến mà không có trang web khác. Bởi vì khi người dùng hay bot đến trên trang web đó sẽ không có nơi để tiến lên.

Deep Link

Deep link là một liên kết chỉ ra bất kỳ trang web khác trang chủ hay là chỉ ra nội dung trong một ứng dụng điện thoại.

De-index (Delisting)

Khi Google xóa một trang web tạm thời hay vĩnh viễn khỏi kết quả tìm kiếm thì Google sẽ cung cấp công cụ xóa URL trong Search Console, tuy nhiên một số trang web có thể bị De-index như hình phạt vì vi phạm nguyên tắc quản trị web của Google.

Directory (Web Directory, Link Directory)

Đây là một danh sách các website, thường được phân loại thành các danh mục liên quan. Các Directory thường được xếp hạng bằng sự phổ biến, sắp xếp theo chủ đề hay thể loại. Các danh sách này tùy thuộc vào thư mục có thể miễn phí hoặc phải trả phí

Disavow

Nếu các liên kết trỏ đến một số lượng lớn nội dung bị spam, nhân tạo hay kém chất lượng có thể giảm thứ hạng. Tuy nhiên công cụ Disavow của Google có thể giúp bạn yêu cầu Google bỏ qua các liên kết đó.

DMOZ

DMOZ là viết tắt của Directory.MOZilla.org. Đây là dự án các thư mục mở, là thư mục do con người chỉnh sửa, được xây dựng và duy trì với cộng đồng biên tập viên tình nguyện và đam mê.

Do-follow

Đây là một liên kết không sử dụng thuộc tính No-follow.

Domain Authority

Là sức mạnh tổng thể của một trang web, được xây dựng theo thời gian, có thể giúp một trang mới xếp hạng nhanh chóng.

Doorway Page

Là trang web tạo thứ hạng trên công cụ tìm kiếm cho những từ khóa cụ thể với mục đích chuyển hướng người dùng nhấp vào trang web đó đến một trang web khác.

DuckDuckGo

cong-cu-tim-kiem-duckduckgo
Công cụ tìm kiếm DuckDuckGo

DuckDuckGo là một công cụ tìm kiếm được sáng lập và 25/9/2008. Công cụ này có ưu điểm là tập trung vào quyền riêng tư của người dùng.

Duplicate Content

Là thuật ngữ dùng để chỉ một lượng nội dung trên trang web giống với nội dung ở một nơi khác trên chính website đó hay một trang web khác.

Dwell Time

Dwell Time là một lượng thời gian trôi qua khi người dùng nhấp vào kết quả tìm kiếm và quay lại trang kết quả tìm kiếm. Đây là chỉ số về chất lượng của nội dung cho các công cụ tìm kiếm.

E

thuat-ngu-seo-voi-e
Thuật ngữ SEO với E

E-commerce

E-commerce là sự mua bán sản phẩm mà tất cả đều xảy ra trực tuyến.

Editorial Link (Natural Link)

Editorial Link là một liên kết mà mà được cung cấp bởi một website này đến website khác mà không có yêu cầu hay phải trả tiền cho nó.

Engagement Metrics

Đây là một phương pháp để đo lường làm như thế nào để người dùng tương tác với trang web và nội dung trong đó. Engagement Metrics bao gồm: tỷ lệ thoát, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ nhấp, thời gian trên trang, khách hàng mới so với khách cũ, tần suất và lần truy cập gần nhất và thời gian chờ.

Entities (Knowledge Graph)

Là các thực thể bao gồm con người, địa điểm, tổ chức, trang web, sự kiện, nhóm, thực tế và các thứ khác.

External Link (Outbound Link)

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ liên kết của bạn đến một trang web khác.

F

Featured Snippet (Position Zero)

Featured Snippet  là những trích dẫn nổi bật, đó là các kết quả tìm kiếm được lựa chọn nổi bật trên trang kết quả tìm kiếm của Google được đặt trong hộp nhất định. Đối với các câu hỏi như Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? thì Google đôi khi hiển thị một khối đặc biệt phía trên trang kết quả tìm kiếm mà bạn không phải trả tiền cho nó. Hộp thông tin đó bao gồm bản tóm tắt bao gồm 3 loại chính là đoạn, danh sách và bảng. Một Featured Snippet luôn có một URL xuất hiện trong hộp để bạn truy cập đến trang web đó.

Findability

Findability dùng để chỉ nội dung của một website có thể dễ dàng để khám phá bởi người dùng hay công cụ tìm kiếm như thế nào.

Footer Link (Website Navigation)

Footer Link là các liên kết xuất hiện ở cuối mỗi trang web.

G

thuat-ngu-seo-voi-g
Thuật ngữ SEO với G

Google

cong-cu-tim-kiem-google
Công cụ tìm kiếm Google

Google là công cụ tìm kiếm quen thuộc với tất cả chúng ta và được sáng lập bởi Larry PageSergey Brin vào năm 1998. Đây cũng là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất và có người dùng nhất trên toàn thế giới.

Google Analytics

Google-Analytics
Google Analytics

Đây là một chương trình phân tích web được cung cấp miễn phí bởi Google, dùng để theo dõi hành vi của khách hàng, lưu lượng truy cập, hiệu suất nội dung và nhiều chức năng khác nữa. Google Analytics đảm bảo số liệu cung cấp cho khách hàng là hoàn toàn chính xác.

Google Bomb

Google Bomb là thuật ngữ dùng để chỉ một hiện tượng các trang web được xếp hạng cao trong bảng kết quả tìm kiếm với một từ khóa mà nội dung trong đó không liên quan đến từ khóa đang được tìm kiếm. Cách thực hiện là có một số lượng lớn trang web liên kết đến trang web nhất định để giúp xếp hạng cho cụm từ đó.

Googlebot

Đây là hệ thống thu thập dữ liệu web mà Google dùng để tìm và thêm trang web mới.

Google Dance

Dùng để chỉ thời gian không ổn định khi mà Google cập nhật chỉ mục tìm kiếm. Thuật ngữ này xuất hiện từ năm 2002.

Google Hummingbird

Đây là một thuật toán chính thức của Google mà được thông báo chính thức vào 26/9/2013. Mục đích của Google Hummingbird là để hiểu hơn toàn bộ nội dung, ngữ nghĩa của các truy vấn để đem lại kết quả tìm kiếm tốt hơn một số từ khóa nhất định.

Google Panda Algorithm

Đây là một bản cập nhật thuật toán lớn của Google được tung ra lần đầu vào 2/2011. Mục đích của Google Panda Algorithm là giảm khả năng xuất hiện của những nội dung có giá trị thấp, không đem lại nhiều giá trị. Đây cũng là một thuật toán xếp hạng cốt lõi của Google.

Google Penguin Algorithm

Đây là một thuật toán của Google được ra mắt và 4/2012. Mục đích của Google Penguin Algorithm là giảm khả năng xuất hiện của các trang web được tối ưu hóa hay lạm dụng các chiến thuật spam quá mức.

Google Pigeon Update

Đây là tên gọi được ngành SEO đưa ra dùng để chỉ một bản cập nhật về một thuật toán về việc cung cấp thông tin địa phương quan trọng của Google ra mắt và 24/7/2014. Mục đích của Google Pigeon Update là dùng để cải thiện độ chính xác cũng như mức độ liên quan của các tìm kiếm địa phương bằng cách sử dụng tín hiệu xếp hạng truyền thống của Google và cải thiện khoảng cách, địa vị và thông số xếp hạng.

Google RankBrain

Đây là một thuật toán chính của Google, hay còn gọi là một hệ thống trí tuệ nhân tạo Machine-learning giúp Google xử lý kết quả tìm kiếm. Google RankBrain tham gia vào mọi truy vấn và có tác động đến thứ hạng trên Google.

Google Sandbox

Google Sandbox dùng để chỉ khoảng thời gian mà Google thử thách một website mới. Trong SEO, thì đây là hiện tượng khi SEO trên một trang web mới, SEO một cụm từ khóa mới. Khi mà trang web đủ thẩm quyền thì chuyện này sẽ được khắc phục.

Google Search Console

Google-Analytics
Google Search Console

Đây là bảng điều khiển tìm kiếm Google dùng để cung cấp một số tính năng có ích như theo dõi hiệu suất của trang web, khả năng giám sát các trang web để tìm lỗi lập chỉ mục và tốc độ của trang web đó.

Google Trends

google-xu-huong
Google Trends

Google Trends là trang web bạn có thể khám phá dữ liệu vào thời điểm tùy chọn, hiện tại, 1 tuần trước, 1 tháng trước, 1 năm trước,…Đây là nơi mà bạn có thể cập nhật xu hướng mới nhất, xu hướng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm với nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra đây cũng là một công cụ của Google giúp bạn tăng hiệu quả SEO.

Google Webmaster Guidelines

google-webmaster-guideline
Google Webmaster Guideline

Đây là một chỉ dẫn của Google để tối ưu hóa trang web tốt. Công cụ này của Google có thể giúp tạo nên sự khác biệt, giá trị, tăng tương tác website cho người dùng. Ngoài ra Google Webmaster Guidelines còn giúp tránh những thủ thuật đánh lừa người dùng để tăng thứ hạng trang web.

Gray Hat

Để giới thiệu về thuật ngữ này thì tôi muốn giới thiệu cho bạn về White Hat và Black Hat trước. Trong SEO, có 3 loại hình thức đó là White Hat, Black Hat và Gray Hat.

White Hat dùng để chỉ những người làm ăn chân chính, không sử dụng thủ thuật để hạ bệ đối phương hay ăn gian thứ hạng. Black Hat là những người ngược lại, họ sử dụng những thủ thuật để hạ bệ đối phương và ăn gian thứ hạng. Và Gray Hat là dạng kết hợp của hai loại trên, dùng để chỉ những người biết những điều không vi phạm, không gian lận quá nhiều và khó bị Google phát hiện khi dùng các thủ thuật.

Guest Blogging (Guest Posting)

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ chiến thuật xây dựng liên kết phổ biến liên quan đến việc phát triển nội dung cho các trang web khác và đổi lại có thể lấy được một liên kết trỏ đến trang web của riêng bạn. Bạn có thể đăng bài lên các blog cùng chủ đề để có thể tiếp cận được độc giả, điều hướng các độc giả truy cập vào trang web của bạn.

H

thuat-ngu-seo-voi-h
Thuật ngữ SEO với H

Heading

Heading là các thẻ tiêu đề dùng để khái quát nội dung chính. Trong SEO, người ta thường có thẻ Heading từ H1 đến H6 và tiêu đề H1 sẽ là tiêu đề quan trọng nhất, theo sau các tiêu đề khác sẽ ít quan trọng hơn.

Headline

Headline là thuật ngữ dùng để chỉ 1 tiêu đề ví dụ như H1.

Head Term (Head Keyword, Short-Tail)

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những từ khóa với khối lượng tìm kiếm lớn mà thường khó để xếp hạng cho nó.

Hidden Text (Từ bị ẩn)

Dùng để chỉ những từ, đoạn mà bị ẩn để người dùng không thể nhìn thấy với mục đích là thao túng thứ hạng tìm kiếm. Kỹ thuật này vi phạm Google’s Webmaster Guidelines và thường bị ẩn bằng cách chỉnh sửa các từ quá nhỏ để đọc, chữ có cùng màu với nền, sử dụng CSS để đẩy chữ xuống màn hình.

Hilltop Algorithm

Đây là một thuật toán sử dụng để tìm tài liệu liên quan đến một từ khóa cụ thể. Thuật toán này được thêm vào Google vào tháng 2/2003. Khi bạn gõ truy vấn hay từ khóa trên thanh công cụ tìm kiếm của Google thì thuật toán này giúp tìm những từ khóa liên quan để có thể đem lại nhiều thông tin phù hợp nhất cho người dùng.

HITS Algorithm

Đây là một thuật toán được viết tắt từ Hyperlink-Induced Topic Search nghĩa là tìm kiếm chủ đề siêu liên kết.  Đây là một thuật toán phân tích liên kết mà có thể truy cập không những nội dung và liên kết inbound mà còn là liên kết outbound.

Homepage (Trang chủ)

Homepage là trang chủ của một trang web.

.htaccess File

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ một file cấu hình dùng cho webserver chạy Apache. Có thể dùng để viết lại hay điều hướng lại địa chỉ URL.

HTML

HTML được viết tắt từ Hypertext Markup Language. HTML không phải là một ngôn ngữ lập trình, nó giúp người dùng tạo cấu trúc và thành phần trong trang web. Ngoài ra thì HTML cũng giúp phát triển hiệu quả của SEO.

HTTP

HTTP được viết tắt từ Hypertext Transfer Protocol nghĩa là giao thức truyền tải siêu văn bản. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ cách thức mà dữ liệu được truyền từ máy chủ đến trình duyệt web.

HTTPS

HTTPS được viết tắt từ Hypertext Transfer Protocol Secure nghĩa là giao thức truyền tải siêu văn bản bảo mật. Đây là một phiên bản khác của HTTP mà an toàn hơn, dùng để bảo vệ các giao dịch trực tuyến có tính bảo mật cao.

Hub Page

Đây là một trang tổng quan quan trọng giới thiệu một chủ đề hay danh mục rộng, cụ thể. Các chủ đề này liên tục được cập nhật và liên kết đến.

I

thuat-ngu-seo-voi-I
Thuật ngữ SEO với I

Inbound Link

Inbound Link dùng để chỉ những liên kết bên ngoài của các website khác trỏ đến trang của bạn. Nếu sở hữu nhiều Inbound Link thì chắc chắn bạn sẽ cải thiện được thứ hạng của trang web trên Google.

Index

Là từ dùng để chỉ cơ sở dữ liệu mà công cụ tìm kiếm để lưu trữ cũng như thu thập thông tin.

Indexed Page

Indexed Page dùng để chỉ các trang trên website của bạn mà được bot tìm kiếm. Đây là một trang web mà được khám phá bởi những bot tìm kiếm, thu thập, đánh chỉ mục và xuất hiện ở trang kết quả tìm kiếm với các truy vấn liên quan.

Information Architecture

Đây là từ dùng để chỉ các trang web được tổ chức và nơi các yếu tố như nội dung, điều hướng được đặt trên các trang web.

Information Retrieval

Đây là từ dùng để chỉ quá trình tìm kiếm thông tin từ một cơ sở dữ liệu lớn và sau đó hiển thị những thông tin liên quan, phù hợp nhất cho người dùng cuối.

Internal Link

Internal link là một liên kết nội bộ từ trang này sang trang khác trên cùng một website. Dùng để chỉ những liên kết từ trang web của bạn trỏ đến một trang khác trong cùng website.

IP Address

Đây là từ được viết tắt từ Internet Protocol Address có nghĩa là địa chỉ giao thức Internet. Các thiết bị phần cứng muốn kết nối hay giao tiếp với nhau cần phải có địa chỉ IP.

J

JavaScript (JS)

java-script

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới và nó cũng là một trong 3 ngôn ngữ lập trình chính của lập trình web giúp cải thiện hoạt động của trang web. JavaScript cho phép chèn nội dung, liên kết, thẻ meta hay các thành phần khác trên một trang web. JS cũng có thể gây khó khăn cho các bot công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu, lập chỉ mục các trang và tăng thời gian tải trang cho người dùng.

K

Keyword

key-words

Keyword có nghĩa là từ khóa tìm kiếm. Đây là một thuật ngữ rất quen thuộc với người làm SEO. Nó có thể là các từ, cụm từ mà chuyên gia SEO hay marketer sử dụng để người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin hơn. Keyword có thể là các từ khóa ngắn hoặc dài được mọi người tìm kiếm trên Google hay các công cụ tìm kiếm khác.

Keyword Cannibalization

Keyword Cannibalization nghĩa là từ khóa ăn thịt, đây là từ dùng để chỉ hiện tượng xảy ra khi bạn sở hữu nhiều bài viết được xếp hạng trên cùng một truy vấn khi tìm kiếm trên Google. Đây cũng được hiểu là các từ khóa cạnh tranh có thể triệt tiêu lẫn nhau. Keyword Cannibalization có thể gây bất lợi cho SEO vì khi đó bạn tự tranh chấp từ khóa của chính mình, điều này có thể dẫn đến tỷ lệ CTR thấp hơn, quyền hạn bị giảm và tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn.

Keyword Density (Mật độ từ khóa)

Thuật ngữ này dùng để chỉ mức độ thường xuyên của một cụm từ xuất hiện trong nội dung của một trang web.

Keyword Research (Nghiên cứu từ khóa)

Keyword Research dùng để chỉ quá trình khám phá, tìm hiểu các từ, cụm từ, chủ đề liên quan mà người dùng nhập trên công cụ tìm kiếm. Tìm hiểu số lượng, mức độ cạnh tranh của các từ khóa với mục đích là tối ưu nội dung xung quanh những từ đó và có thứ hạng cao hơn.

Keyword Stuffing

Đây là từ dùng để chỉ việc thêm từ khóa không liên quan đến nội dung, lặp lại các từ khóa với mục đích tăng thứ hạng tìm kiếm. Tuy nhiên chiến thuật tăng hạng này vi phạm nguyên tắc quản trị trang web của Google.

Knowledge Graph

Đây là cơ sử dữ liệu của Google hay còn gọi là sơ đồ tri thức, nơi Google sử dụng để hiển thị thông tin về con người, địa điểm và mọi thứ và được đặt trong mối quan hệ với nhau theo bối cảnh, chủ đề hay nội dung khác nhau.

Knowledge Panel

Đây là một hộp thông tin hiển thị phía bên phải trên cùng ở trang tìm kiếm Google khi người dùng tìm kiếm các truy vấn liên quan. Cái hộp này sẽ những thông tin về một người, một địa điểm, một vật cũng như liên kết đến trang web liên quan.

KPI

chi-so-kpi

Đây là thuật ngữ viết tắt từ Key performance indicator nghĩa là chỉ số đo lường hiệu quả công việc. Thuật ngữ này dùng để chỉ phương pháp đo lường mà doanh nghiệp sử dụng để đánh giá hiệu quả công việc có đạt được mục tiêu kinh doanh hay marketing không.

L

Landing Page

Landing Page dùng để chỉ những trang web đơn và có nội dung được tạo ra nhằm mục đích dẫn dắt khách hàng tiềm năng và thuyết phục người đọc thực hiện mục tiêu chuyển đổi.

Latent Semantic Indexing (LSI)

Latent Semantic Indexing có nghĩa là lập chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn. Đây là một phương pháp truy xuất thông tin được thiết kế để giúp tìm kiếm những công cụ tìm kiếm xác định đúng ngữ cảnh của một từ.

Lead

Lead là thuật ngữ dùng để chỉ những khách hàng mà quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Một Lead sẵn sàng chia sẻ những thông tin hay cách liên hệ cá nhân của họ để đổi lại giá trị mà họ có thể nhận lại từ trang web.

Link (Backlink)

Link là liên kết giữa hai website sử dụng mã HTML. Một liên kết cho phép người dùng điều hướng đến các trang web, mạng xã hội hay một ứng dụng. Liên kết này đóng vai trò rất quan trọng đến đánh giá của công cụ tìm kiếm cũng như thứ hạng của trang web.

Link Bait (Liên kết mồi)

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ một dạng chiến thuật xây dựng liên kết với nội dung hấp dẫn, độc đáo, tin sốt dẻo hay nội dung trường tồn có mục đích thu hút sự chú ý của mọi người cũng như liên kết từ các trang web khác.

Link Building

Link Building dùng để chỉ quá trình thiết kế để các trang web tin cậy và liên quan khác liên kết đến trang web của bạn để giúp tăng thứ hạng tìm kiếm cũng như khả năng hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Link Building có thể xây dựng bằng cách:

–         Tiến hành tiếp cận với các phương tiện truyền thông, blogger, người có tầm ảnh hưởng hay các quản trị web.

–         Thu hút những liên kết được biên tập một cách tự nhiên bằng cách tạo nhiều nội dung thu hút, chất lượng và hấp dẫn với người đọc.

–         Bạn có thể xây dựng liên kết thông qua nội dung được tài trợ, những review có trả phí hay trả tiền cho liên kết xuất hiện trên một trang web khác.

–         Kết hợp với cộng sự để có thể để link lên trang web của lẫn nhau.

–         Xây dựng liên kết một cách thủ công bằng cách thêm trang web của bạn vào các thư mục trực tuyến hoặc trang web đánh giá,…

Link Equity

Là giá trị của các Inbound Link về mức độ liên quan, có thẩm quyền và độ tin cậy. Đây là một yếu tố xếp hạng của các công cụ tìm kiếm phụ thuộc vào một số yêu tố như uy tín của trang liên kết, mức độ phù hợp nội dung,…

Link Farm (Link Network, Blog Network, Private Blog Network)

Khi mà một nhóm nhiều trang web liên kết với nhau, thường sử dụng các chương trình tự động với hy vọng có thể tăng thứ hạng tìm kiếm cũng như sự hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Đây là một chiến thuật spam.

Link Juice

Link Juice là thuật ngữ dùng để chỉ sức mạnh hay giá trị của một trang web qua các liên kết bên ngoài hay nội bộ. Có thể hiểu Link Juice như dòng chảy sức mạnh đi qua từng trang web.

Link Profile

Link Profile là liên kết đặt các thông tin của một tài khoản trang web như diễn đàn, trang mạng xã hội, trang chủ website,…

Link Velocity

Link Velocity có nghĩa là vận tốc liên kết. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ tốc độ người khác liên kết đến trang web của bạn. Sự gia tăng một cách tột ngột về tốc độ liên kết có thể là do spam, marketing lan truyền hay là làm việc gì đó đáng chú ý.

Log File

Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ file ghi lại thông tin của người dùng như địa chỉ IP, loại trình duyệt, ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet), trang đề cập, thoát trang, số lần click.

Log File Analysis

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình khám phá dữ liệu chứa trong một log file để xác định xu hướng, quản trị trang, theo dõi hành động của người dùng trong trang, thu thập dữ liệu nhân khẩu học và hiểu bot tìm kiếm làm như thế nào để thu thập thông tin trên trang web.

Long-Tail Keyword

Long-Tail Keyword có nghĩa là từ khóa mở rộng có thêm phần mô tả cụ thể hơn từ khóa chính. Đây là từ khóa thể hiện thông tin chính xác hơn, ý định mua nhiều hơn, đây cũng là từ khóa ít phổ biến hơn và có lượt tình kiếm ít hơn nhưng lại dễ xếp hạng hơn.

M

Machine Learning

Đây là một lĩnh vực nhỏ của AI (trí tuệ nhân tạo) sử dụng hệ thống dữ liệu để học và điều chỉnh quá trình phức tạp mà không cần sự hỗ trợ hay can thiệp của con người.

Manual Action

Manual Action là một án phạt của Google. Google sẽ thực hiện một án phạt nếu một trang web không tuân thủ nguyên tắc quản trị trang web của Google. Các trang web bị nhận án phạt có thể bị giảm thứ hạng hay bị xóa khỏi trang kết quả tìm kiếm của Google.

Meta Description

Đây là một đoạn mô tả và là một thẻ trong HTML dùng để tóm tắt nội dung của bài viết. Nó có chức năng mô tả nội dung của trang web. Khi bạn tìm kiếm một truy vấn trên trang công cụ tìm kiếm thì thẻ meta xuất hiện dưới tên bài viết để mô tả cho người dùng nội dung chủ yếu. Do đó sự chính xác và thu hút của thẻ meta có thể tăng tỷ lệ nhấp chuột của người dùng. Ngoài ra tối ưu hóa Meta Description cũng là một công việc rất quan trọng đối với SEO.

Meta Keywords

Meta Keywords là thẻ HTML nằm ở phần đầu trong mã HTML của trang web. Meta Keywords giúp công cụ tìm kiếm xác định chủ đề mà trang web truyền tải cho người đọc và giúp cho các công cụ tìm kiếm tổng hợp và trả kết quả tìm kiếm cho người dùng với từ khóa liên quan.

Meta Tags

Đây là thông tin xuất hiện ở mã nguồn HTML của một trang web để mô tả nội dung cho công cụ tìm kiếm. Thẻ tiêu đề và mô tả Meta là những Meta tag hay được sử dụng nhất đối với SEO.

Metric

Metric dùng để chỉ một cách để đo lường hoạt động và năng suất để đánh giá được thành công của một sáng kiến SEO.

N

Natural Link (Editorial Link)

Đây là một liên kết mà mà được cung cấp bởi một website này đến website khác mà không có yêu cầu hay phải trả tiền cho nó.

Negative SEO (SEO tiêu cực)

Đây là một cách SEO ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm vì sử dụng các chiến thuật webspam để làm hại thứ hạng cũng như sự hiển thị trên trang kết quả công cụ tìm kiếm của các trang web là đối thủ cạnh tranh.

Niche

Niche là thuật ngữ dùng để chỉ một thị trường ngách với mục tiêu là một nhóm nhỏ người tiêu dùng mà có đam mê cao về sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Noarchive Tag

Đây là một thẻ Meta thông báo cho các công cụ tìm kiếm không lưu bản copy trang của bạn trong bộ nhớ cache.

Nofollow Attribute

Đây là một thẻ Meta để thông báo cho các công cụ tìm kiếm không theo một liên kết ngoài cụ thể. Trong trường hợp một trang web không muốn chuyển quyền cho một trang web khác hoặc bởi vì đó là một liên kết phải trả tiền thì sẽ chèn vào thuộc tính nofollow.

Noindex Tag

noindex-tag

Noindex Tag là một thẻ Meta mà dùng để thông báo cho công cụ tìm kiếm những trang hệ thống website không muốn được index. Do vậy người dùng sẽ không tìm thấy những trang web này trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm.

Nosnippet Tag

Đây là một thẻ Meta mà thông báo cho công cụ tìm kiếm không sử dụng các phần văn bản của trang HTML làm đoạn trích.

“(not provided)”

Sau khi công cụ tìm kiếm chuyển thành tìm kiếm bảo mật từ năm 2011 thì dữ liệu về những từ khóa bị xóa hết khỏi Google Analytics và thay thế với “(no provided)”.

O

Off-Page SEO

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ sự tập hợp các thủ thuật tối ưu hóa bên ngoài trang web. Đó có thể là xây dựng liên kết, chiến thuật quảng bá, Marketing trên mạng xã hội, content Marketing, email Marketing hay bất kì kênh marketing offline khác (TV, radio, tờ rơi, bảng quảng cáo,…)

On-Page SEO

Đây là thuật ngữ chỉ hành động diễn ra trong một trang web như đăng bài liên quan, nội dung chất lượng, hấp dẫn, tối ưu hóa mã HTML bằng các thẻ meta, điều hướng trang hay cấu trúc URL.

Organic Search

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ thao tác tìm kiếm tự nhiên của người dùng trên công cụ tìm kiếm. Kết quả tìm kiếm tự nhiên, cái mà phân tích và xếp hạng bởi thuật toán để cung cấp cho người dùng kết quả liên quan, phù hợp nhất với truy vấn của họ.

Orphan Page

Orphan Page dùng để chỉ bất kỳ trang web nào mà không có internal link trỏ đến bởi những trang trên cùng một tên miền.

Outbound Link

Đây là một liên kết trỏ đến một trang web khác để khách hàng có thể biết thêm về thông tin rõ ràng hơn.

P

PageRank

PageRank dùng để đo lường tầm quan trọng của một trang dựa trên những liên kết thu thập từ các trang web khác. Mỗi liên kết đến từ một trang trong trang web của bạn từ một trang khác sẽ tăng thứ hạng trang cho bạn. Đây là một thuật toán của Google xuất hiện năm 2005 và được đặng tên bởi Larry Page – nhà sáng lập Google.

Page Speed (Tốc độ trang)

Page Speed dùng để chỉ thời gian mà một trang web cần để tải và đâu cũng là một trong những yếu tố để xếp hạng trang.

Pageview

Pageview dùng để chỉ một trang web sẽ như thế nào khi ở trên một trình duyệt.

Paid Search

Paid Search chó nghĩa là tìm kiếm có trả tiền hay là một dạng PPC (Pay-per-click) trong quảng cáo Google Ads.

PBN (Link Farm)

PBN là viết tắt của Private Blog Network. Đây là tên hệ thống trang web tạo ra để tạo những backlink chất lượng trỏ về trang web mà bạn cần SEO.

PDF

file-pdf

PDF là viết tắt của Portable Document Format file. PDFs là một dạng file có thể chứa văn bản, hình ảnh, lên kết, video và các thành phần khác.

Penalty (Manual Action)

Đây là từ dùng để chỉ án phạt của Google cho những trang vi phạm nguyên tắc quản trị trang web của Google.

Persona (Buyer Persona, Marketing Persona)

Đây là từ dùng để chỉ đại diện hư cấu của một khách truy cập trang web hay khách hàng tiềm năng về nhân khẩu học, hành vi, nhu cầu, động lực và mục tiêu của họ. Tất cả dựa trên dữ liệu thực tế.

Personalization (cá nhân hóa)

Khi công cụ tìm kiếm sử dụng lịch sử tìm kiếm, lịch sử trình duyệt web, địa điểm và mối quan hệ được tạo trên thiết kế kết quả tìm kiếm cho người dùng cụ thể.

PHP

PHP là viết tắt của Personal Home Page, là một ngôn ngữ lập trình kịch bản được sử dụng để tạo ra các ứng dụng web chạy trên máy chủ.

Piracy (vi phạm bản quyền)

Đây là một bộ lọc của Google được giới thiệu vào năm 2012 dùng để giảm khả năng hiển thị của các trang web bị báo cáo yêu cầu gỡ do có nội dung vi phạm bản quyền.

Pogo-sticking (Dwell time)

Khi tìm kiếm một truy vấn trên trang công cụ tìm kiếm thì người dùng sẽ qua lại giữa trang kết quả tìm kiếm và danh sách trang được liệt kê thì được gọi là Pogo-sticking.

Position (Rank)

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ một trang web xuất hiện trên một trang kết quả tìm kiếm tự nhiên cho một truy vấn cụ thể.

PPC (Pay Per Click)

pay-per-click

Đây là một dạng quảng cáo mà nhà quảng cáo phải trả tiền cho mỗi lần khách hàng nhấp chuột vào quảng cáo.

Q

QDF

QDF là viết tắt của Query Deserves Freshness là nơi mà công cụ tìm kiếm quyết định cho thấy trang web mới hơn trên trang kết quả tìm kiếm.

Quality Content

Quality Content có nghĩa là nội dung chất lượng. Đây là từ dùng để chỉ nội dung giúp doanh nghiệp đạt được sự thành công trong mục tiêu Marketing như tăng lưu lượng truy cập, tăng lượt chia sẻ lên mạng xã hội, lên thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm hay là tạo ra doanh số.

Quality Link

Đây là một inbound link mà có được từ một trang web có thẩm quyền, độ tin cậy.

Query (A search)

Query hay còn được biết đến là truy vấn dùng để mô tả những từ, cụm từ hay câu mà người dùng gõ trên công cụ tìm kiếm.

R

Rank

Khi một trang web xuất hiện trên một trang kết quả tìm kiếm tự nhiên cho một truy vấn cụ thể.

Ranking Factor (Ranking Signal)

Đây là một thành phần riêng lẻ đóng góp vào thuật toán phức tạp để xác định thứ hạng của trang web sẽ xuất hiện cùng kết quả tìm kiếm tự nhiên cho một truy vấn.

Reciprocal Links

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ khi hai trang web đồng ý trao đổi liên kết cho bên còn lại.

Redirect

Đây là một công nghệ gửi cho người dùng hay công cụ tìm kiếm đã yêu cầu một trang web đến một trang web khác. Đây là thuật ngữ thường nhắc đến trong quá trình xây dựng liên kết hay chuyển hướng liên kết. Có hai loại redirect đó là 301: Permanent (cố định) và 302: Temporary (tạm thời).

Referrer

Là dữ liệu URL xác định nguồn của yêu cầu trang web của người dùng.

Reinclution

Đây là quá trình yêu cầu công cụ tìm kiếm trả lại cho trang web index trên trang kết quả tìm kiếm sau khi bị xóa index.

Relevance

Đây là cách mà công cụ tìm kiếm đo lường làm như thế nào để kết nối những nội dung của một trang web được căn chỉnh phù hợp với nội dung của một truy vấn tìm kiếm.

Reputation Management (Online Reputation Management, Public Relations)

quan-tri-danh-tieng

Reputation Management có nghĩa là quản trị danh tiếng thể hiện việc tạo nhận thức trực tuyến tích cực về một người hay một nhãn hiệu. Quản trị danh tiếng trên trang kết quả tìm kiếm hay trên phương tiện truyền thông xã hội bằng cách giảm thiểu khả năng xuất hiện các đề cập tiêu cực.

Responsive Website

Đây là một trang web được thiết kế để tự động thích ứng với kích thước màn hình của người dùng như trên máy tính hay trên điện thoại di động.

Rich Snippet

Dữ liệu có cấu trúc được thêm vào HTML của một trang web để cung cấp thông tin ngữ cảnh cho công cụ tìm kiếm khi thu thập. Những thông tin có thể hiển thị ở trang kết quả tìm kiếm dẫn đến một trang nâng cao và được gọi là Rich Snippet.

robots.txt

Đây là tệp truy cập vào phần gốc của trang web thông báo cho trình thu thập của công cụ tìm kiếm những khu vực nào của trang nên bỏ qua. Tệp này chủ yếu dùng để quản lý lưu lượng truy cập của trình thu thập dữ liệu và ẩn một trang khỏi Google.

Return on Investment (ROI)

Đây là một cách để đo lường năng suất hoạt động SEO của bạn nhờ vào số liệu cho thấy bạn đã thu được bao nhiêu lợi nhuận từ quảng cáo so với số tiền bạn chi tiêu vào các quảng cáo đó. ROI được tính bằng công thức (Doanh thu từ quảng cáo – Chi phí hàng hóa được bán) / Chi phí hàng hóa được bán và sau đó nhân với 100%.

S

Schema

Schema là một dạng microdata được thêm vào trang web để tạo mô tả nâng cao (thường được gọi là rich snippet) xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

Scrape (Web Scraping)

Đây là một kĩ thuật dùng để sao chép nội dung hoặc thông tin của một trang web bằng chương trình máy tính hoặc tập lệnh. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ một quá trình thu thập thông tin từ trang web.

Search Engine

cong-cu-tim-kiem
Công cụ tìm kiếm

Search Engine có nghĩa là các công cụ tìm kiếm. Đây là một chương trình máy tính mà người dùng có thể gõ các truy vấn để tìm thông tin. Một chỉ mục tìm kiếm được xây dựng bằng các con bọ thu thập thông tin trên tất cả trang web liên quan đến các truy vấn tìm kiếm và có thứ hạng hay được hiển thị nhờ vào các thuật toán. Các công cụ tìm kiếm như Google, Baidu, Bing, DuckDuckGo, Yahoo, Yandex.

Search Engine Marketing (SEM)

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình tăng sử hiển thị của trang web trên trang kết quả công cụ tìm kiếm bao gồm cả những hiển thị phải tốn tiền hay tự nhiên.

Search Engine Optimization (SEO)

hinh-anh-seo

SEO có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây là quá trình tối ưu hóa một trang web cũng như tất cả nội dung của trang web đó có thể đạt mục đích có thứ hạng cao hay sự hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Công việc SEO đòi hỏi bạn cần phải hiểu các công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào, thông tin mà người dùng sẽ tìm kiếm. SEO bao gồm cả on-page SEO và off-page SEO.

Search Engine Results Page (SERP)

SERP có nghĩa là trang kết quả công cụ tìm kiếm hiển thị khi người dùng tìm kiếm các truy vấn trên công cụ tìm kiếm . Thông thường các công cụ tìm kiếm sẽ hiển thị khoảng 10 kết quả tìm kiếm không phải trả tiền, được sắp xếp theo mức độ liên quan nhất. Tùy thuộc vào các truy vấn thì có thể hiển thị thêm về quảng cáo, Feature snippets, hình ảnh, hộp thông tin, Local Pack, tin, câu hỏi liên quan, tìm kiếm liên quan, kết quả trang mua sắm, liên kết, tweets, video.

Search History

Search History có nghĩa là lịch sử tìm kiếm. Việc theo dõi hành vi tìm kiếm của người dùng và thu thập thông tin về các trang truy cập hay là mỗi click quảng cáo. Công cụ tìm kiếm có thể sử dụng dữ liệu từ lịch sử tìm kiếm để cá nhân hóa kết quả cho người dùng.

Share of Voice

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ nhãn hiệu của bạn có sự ấn tượng như thế nào trên SERP cho một nội dung tìm kiếm so với tổng ấn tượng của các đối thủ cạnh tranh nhận được với cùng nội dung đó.

Sitelinks (Deep Links)

Sitelink được tạo ra tự động bằng một thuật toán của Google sau khi Google phân tích cấu trúc liên kết của trang web và hành vi của người dùng trên trang và cho phép người dùng tìm thấy nhanh chóng thông tin. Sitelink là một thuật ngữ dùng để chỉ những liên kết hiển thị bên dưới kết quả tìm kiếm của Google giúp gia tăng khả năng điều hướng cho người dùng.

Sitemap

Sitemap là danh sách các trang trên một website, có hai dạng sitemap đó là HTML và XML. Trong đó HTML thường được sắp xếp theo chủ đề, giúp người dùng điều hướng một trang web. XML cung cấp cho các trình thu thập thông tin danh sách các trang trên một trang web.

Sitewide Links

Là một liên kết xuất hiện trên mọi trang của một trang web thông thường ở thanh bên hay chân trang của các blog hay trang web.

Social Media

mang-xa-hoi
Social Media

Đây là một nền tảng bao gồm một ứng dụng hay trang web mà người dùng có thể tương tác với nhau, tạo các bài viết, chia sẻ cũng như thảo luận các nội dung với nhau.

Social Signal

Social Signal là thước đo hoạt động trên mạng xã hội. Bất kỳ yếu tố nào chứng minh quyền hạn hay sự ảnh hưởng trên các trang mạng xã hội phổ biến. Mặc dù có một số nghiên cứu cho rằng social signals ảnh hưởng đến thứ hạng nhưng Google tuyên bố rằng nó không phải là một nhân tố xếp hạng trực tiếp.

Spam (Webspam)

Spam dùng để chỉ những chiến thuật rủi ro để thăng hạng trang web trên trang tìm kiếm một cách nhanh chóng và chống lại nguyên tắc quản trị web của Google.

Spider (Bot)

Đây là từ dùng để chỉ những con bọ tìm kiếm của Google, nhiệm vụ của nó là tìm kiếm và thu thập thông tin.

Split Testing (A/B Testing)

Đây là một thử nghiệm được kiểm soát sử dụng ít nhất 2 trang web để đo lường tác động của những biến khác nhau trong chuyển đổi. Sau khi trang cho thấy thời gian đủ dài để người dùng thu thập đủ dữ liệu hiệu suất. Trang chiến thắng sẽ được công bố.

SSL Certificate

SSL Certificate là một chứng chỉ kỹ thuật số cho một trang web để xác định danh tính cũng như mã hóa thông tin gửi đến máy chủ sử dụng Secure Sockets Layer (lớp công nghệ bảo mật).

Status Codes

Status Codes là một mã phản hồi gửi bằng nguồn bất cứ khi nào một liên kết được click vào, một trang web hay file được yêu cầu hay là một mẫu được gửi. Status Codes HTTP quan trọng với SEO như: 200 (OK), 404 (Not Found), 410 (Gone), 500 (Internal Service Error), 503 (Service Unavailable).

Stop Word

Stop Word là một từ được sử dụng thường xuyên, đây là thuật ngữ dùng để chỉ các từ bị các công cụ tìm kiếm bỏ qua một phần hoặc hoàn toàn. Đó là các từ như a, at, for, is, on, the, many,…Công cụ tìm kiếm sẽ bỏ qua những từ này để tiết kiệm thời gian, nguồn lực khi lập chỉ mục tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm đã phát triển rất nhiều và stop word đôi khi có ý nghĩa, vì vậy đây không phải là điều đáng ngại với mục đích SEO.

Subdomain

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ một phần riêng biệt nằm bên trong một tên miền chính. Đây là phần mở rộng của tên miền có thể tạo và hoạt động như một tên miền chính. Subdomain dùng cho mục đích giải quyết chi phí đăng ký tên miền cũng như tạo ra nhiều trang web trên các lĩnh vực thuộc tên miền chính.

T

Taxonomy

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ sự tổ chức và phân loại một trang web để tối ưu hóa khả năng tìm kiếm nội dung và hỗ trợ người dùng hoàn thành các nhiệm vụ tại chỗ như mong muốn.

Time on Page

Đây là một ước tính không chính xác về bao lâu thì người dùng dành cho một trang cụ thể. Các trang web có tỷ lệ thoát cao có thể làm lệch dữ liệu Time on Page.

Title Tag

Đây là một thẻ meta HTML dùng như một nhãn của trang web. Title Tag là một cái nhãn mà công cụ tìm kiếm dùng khi hiển thị danh sách tìm kiếm vì thế nó nên bao gồm các chiến lược và từ khóa liên quan cho trang cụ thể. Title Tag nên được viết để thu hút nhiều click chuột nhất của người dùng. Thông thường thì một Title Tag không quá 65 kí tự.

Top-Level Domain (TLD, gTLD, Domain Extension)

TLD là phần mở rộng được đưa bởi một địa chỉ web. TLD sẽ bao gồm như: .com, .org, .net, .info.

Traffic

Traffic được hiểu là lưu lượng trang, đó là những người dùng hoặc các con bọ tìm kiếm ghé thăm trang web của bạn.

Trust

Trust thường áp dụng cho lịch sử của một tên miền. Trust được xem là điểm tin tưởng của một tên miền mà Google đánh giá.

TrustRank

Đây là một liên kết phân tích công nghệ sử dụng sự tách biệt các trang hạt giống có uy tín từ web spam.

U

User-Generated Content (UGC)

UGC có nghĩa là một nội dung được tạo bởi người dùng. Đó là mẫu nội dung như video, bài đăng blog, bình luận, nhận xét,…mà được tạo bởi người dùng hay khách hàng.

Universal Search (Blended Search)

Khi một công cụ tìm kiếm đẩy dữ liệu từ nhiều cơ sở dữ liệu đặc biệt để hiển thị trên cùng trang kết quả tìm kiếm. Kết quả có thể bao gồm các hình ảnh, video, tin tức, mua sắm hay các loại khác.

Unnatural Link

Bất kỳ liên kết Google xác định là đáng ngờ, lừa đảo hay thao túng. Một Unnatural link có thể bị Google lập án phạt do vi phạm nguyên tắc quản trị web.

URL

dia-chi-url

URL được viết tắt từ Uniform Resource Locator là đường dẫn hay địa chỉ dùng để tham chiếu đến các tài nguyên. Đây là chuỗi ký tự cụ thể để dẫn đến tài nguyên trên một trang web. URL thường là các địa chỉ web dựa trên các chữ cái được nhập vào trình duyệt để truy cập trang web.

URL Parameter (Query String)

Đây là một thông số được thêm vào đường dẫn URL để theo dõi lưu lượng trang từ đâu tới

Usability

Usability là thuật ngữ dùng để chỉ người dùng có thể sử dụng trang web của bạn dễ dàng không. Như thiết kế trang web, khả năng tương thích, cải tiến nâng cao,..đóng vai trò cải thiện khả năng sử dụng và làm cho trang web được truy cập bởi nhiều người nhất.

User Agent

User Agent là một phần mềm thu thập dữ liệu trên web.

User Experience (UX)

Đây là từ dùng để chỉ cảm xúc chung của người dùng khi rời khỏi sau khi tương tác với một nhãn hiệu, hiển thị trực tuyến hay về sản phẩm, dịch vụ.

V

Vertical Search

Đây là một loại tìm kiếm đặc biệt khi chỉ tập trung vào chủ đề cụ thể, loại nội dung hay phương tiện truyền thông. Ví dụ như khi bạn tìm kiếm video trên YouTube, mua sắm trên Tiki, nơi lưu trú trên booking.com,…

Virtual Assistant

Đây là một bot sử dụng xử lý ngôn ngữ tự nhiên để thực hiện các nhiệm vụ mà người dùng yêu cầu như thu thập tìm kiếm web. Virtual Assistant như Siri của Apple hay Cortana của Microsoft.

Visibility

Visibility là thuật ngữ chỉ sự nổi bật cũng như vị trí của một trang web trên trang kết quả tìm kiếm.

Voice Search

voice-search

Đây là một công nghệ hoạt động dựa trên giọng nói cho phép người dùng nói chuyện với thiết bị như điện thoại di động để yêu cầu các câu hỏi và thu thập các tìm kiếm web.

W

Webpage

Webpage là một tài liệu tồn tại trên World Wide Web và có thể xem bởi trình duyệt web. Mỗi website sẽ bao gồm nhiều trang web và mỗi trang web đó được gọi là một webpage.

Website

Website bao gồm các trang web được lưu trữ cùng nhau trên World Wide Web.

Website navigation

Website navigation là cách một trang web kết nối với các trang web của nó để giúp người dùng truy cập điều hướng trang web đó. Website navigation bao gồm các hình thức như:

–         Main Navigation: Chủ đề chính mà trang web bạn tập trung vào.

–         Secondary Navigation: Chủ đề liên quan đến main navigation.

–         Footer Navigation: Bao gồm liên kết đến trang có chứa nguồn thông tin quan trọng về nhãn hiệu hay doanh nghiệp. Thường những trang này không quan trọng về thứ hạng.

–         Related Links: Khu vực này thường xuất hiện phía bên phải hay dưới nội dung.

–         Content Links: Liên kết xuất hiện trong nội dung chính của bạn như bài báo hay landing page.

–         Breadcrumb Navigation

Webspam (Black hat SEO, Spam, Spamdexing, Search Spam)

Bất kì phương pháp mà dùng để đánh lừa hay thao túng các thuật toán của công cụ tìm kiếm hay người dùng thì gọi là webspam.

White Hat

White Hat chỉ những người làm SEO chân chính, không sử dụng các kĩ thuật để thao túng hay nâng thứ hạng trang web và tuân thủ theo nguyên tắc quản trị web của Google.

Word Count

Word Count dùng để chỉ tổng số từ xuất hiện trong bản sao nội dung. Nội dung quá ít có thể dấu hiệu nội dung chất lượng thấp cho công cụ tìm kiếm.

WordPress

word-press

Đây là một hệ thống quản trị nội dung và Blog rất phổ biến.

X

XML

XML là thuật ngữ viết tắt từ Extensible Markup Language. XML là một ngôn ngữ markup công cụ tìm kiếm sử dụng để hiểu dữ liệu của trang web.

XML Sitemap

Đây là một danh sách các trang trên một website mà công cụ tìm kiếm cần phải biết.

Y

Yahoo

cong-cu-tim-kiem-yahoo

Yahoo ra đời từ 4/1994 và là một công cụ tìm kiếm rất phổ biến từ thập niên 90. Tìm kiếm Yahoo chủ yếu do con người cung cấp và từ năm 2010 thì kết quả tìm kiếm của Yahoo được cung cấp bởi công cụ tìm kiếm Microsoft, Bing.

Yandex

cong-cu-tim-kiem-yandex

Yandex là một công cụ tìm kiếm rất phổ biến ở Nga được ra đời 23/9/1997 bởi Arkady Volozh và Ilya Segalovich.

Đây là một bài viết rất dài phải không? Tôi rất vui vì có thể gặp bạn ở cuối bài viết này vì bạn đã có những kiến thức nhất định và tất nhiên những thuật ngữ này sẽ giúp cho công việc SEO của bạn trở nên dễ dàng hơn. 200 là một con số đủ để bạn hiểu những thuật ngữ cơ bản khi bắt đầu công việc SEO nên đừng bỏ lỡ mà hãy thường xuyên quay lại bài viết hữu ích này nhé!

Hơn 200 thuật ngữ SEO được xây dựng từ kinh nghiệm của eFox Solution và thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để đem đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Vì vậy đừng ngại chia sẻ bài viết có ích này cho mọi người nhé!

Có thể bạn quan tâm:

10 câu hỏi định hướng nội dung SEO

10 meta quan trọng nhất mà dân SEO cần bỏ túi

Những công cụ SEO miễn phí và tốt nhất cho bạn

Đừng bỏ qua dịch vụ SEO tốt nhất và các bài viết có ích cho công việc SEO của chúng tôi.